Sự khôn ngoan lớn nhất của cha mẹ là nói 4 câu này với con cái: Nói càng nhiều, tương lai con càng hứa hẹn!
Cha mẹ là ai, con lớn lên sẽ giống như vậy. Con cái tự ti hay tự tin, mạnh mẽ hay yếu đuối, phần lớn phụ thuộc vào cha mẹ.
- 17-12-2024Tại sao cha mẹ hy sinh nhiều nhưng con cái không biết ơn? Thì ra câu trả lời ẩn trong QUY LUẬT quan trọng này!
- 16-12-202410 sai lầm kinh điển khi nuôi dạy con cái, nhiều cha mẹ ước giá như mình đừng mắc phải
- 16-12-2024Cha mẹ EQ cao rất HẠN CHẾ đưa con đến 4 nơi này
Bạn có yêu con của mình không?
Câu hỏi này không cần phải nghi ngờ. Mỗi bậc phụ huynh đều yêu con bằng cả cuộc đời mình, sẵn sàng hy sinh tất cả vì con.
Vậy bạn có biết cách yêu con không?
Có những bậc phụ huynh nói: "Ngày nào tôi cũng nấu bữa sáng cho nó, giặt đồ, như vậy vẫn chưa đủ yêu nó sao?". Có người lại nói: "Tôi cũng thường xuyên quan tâm đến tâm tư của con, nhưng mỗi lần tôi hỏi nó chuyện gì, nó đều tránh trả lời, tôi cũng rất đắn đo".
Hay người khác cho rằng: "Dù đối xử tốt với nó thế nào, nó cũng không biết trân trọng".
Đúng vậy, chúng ta cố gắng tìm đủ mọi cách để hy sinh và lo lắng cho con, nhưng có vẻ như con không hề cảm nhận được. Làm sao để con cảm nhận được mình được cha mẹ yêu thương sâu sắc? Làm sao để con có thể mang theo dũng khí từ tình yêu mà đối mặt với những con đường chưa biết?
Dưới đây là 4 câu nói, nếu chúng ta thường xuyên nói với con, sẽ khiến con cảm nhận được tình yêu sâu sắc của chúng ta.
"Không sao đâu, từ từ thôi"
Nhà tâm lý học Rogers đã đưa ra một quan niệm: Quan tâm tích cực vô điều kiện.
Có nghĩa là, khi chúng ta quan tâm và chấp nhận con một cách vô điều kiện, con sẽ nhận được sự tự tin từ cha mẹ và lớn lên một cách tự nhiên từ bên trong.
Một phụ huynh kể: Con trai chị từ lớp một đến lớp sáu luôn ngồi ở hàng ghế đầu trong lớp, khi xếp hàng tập thể dục cũng luôn là người đứng đầu. Vì con hơi thấp so với bạn bè cùng tuổi nên con thường xuyên cảm thấy tự ti.
May mắn thay, khi chị đưa con đi kiểm tra độ tuổi xương, bác sĩ nói vẫn còn kịp, độ tuổi xương của con thấp hơn so với tuổi thật vài năm, nếu giờ uống nhiều sữa và nhảy dây nhiều thì sẽ bắt kịp bạn bè cùng lứa.
Con trai chị nghe xong rất vui, ngay lập tức thực hiện kế hoạch nhảy dây hàng ngày. Mỗi ngày sau khi tan học, dù có bài tập hay không, con vẫn kiên trì nhảy dây 800 lần mới chịu đi ngủ.
Sau hơn nửa năm liên tục nhảy dây, chị đưa con đi tái khám nhưng kết quả cho thấy chiều cao của con gần như không thay đổi.
"Không nhảy nữa, dù có nhảy cũng chẳng có ích gì," con buồn bã nói.
Cảm giác là nỗ lực của mình không được đền đáp dù đã rất vất vả, ngay cả người lớn cũng sẽ cảm thấy thất vọng, huống chi là con trẻ?
Chị đến gần, vỗ đầu con và nói: "Không sao đâu, những nỗ lực của chúng ta đã được thực hiện rồi, phần còn lại hãy để thời gian giải quyết. Mẹ biết con đã cố gắng hết sức rồi".
Con nghe xong, có vẻ như thở phào nhẹ nhõm. Sau đó, chị nhận thấy con dần dần buông bỏ sự ám ảnh về việc "nhảy dây và uống sữa sẽ cao lên", mà bắt đầu coi chúng như một phần của cuộc sống.
Mỗi khi nói về chiều cao, con không còn tránh né mà thậm chí còn nói rất tự tin: "Mẹ ơi, mẹ đợi đi, con sẽ cao lên sau, con tin chắc vào chiều cao của mình".
Có câu nói: "Bộ não của trẻ như một bức tượng, phản hồi của cha mẹ chính là búa và đục".
Trẻ con làm một việc gì đó, hậu quả xảy ra, nhận được phản hồi như thế nào, phần lớn là do cha mẹ quyết định. Một lần phản hồi tích cực nhỏ có thể ảnh hưởng đến động lực của con, ảnh hưởng đến khả năng tự chủ của con, cách suy nghĩ của con được hình thành qua từng lần phản hồi của cha mẹ.
Giống như khi trẻ ở nhà lau sàn, bạn đưa ra phản hồi tích cực: "Con lau sàn rất sạch", thì trẻ sẽ cảm thấy có thành tích. Trẻ sẽ ngày càng thích cảm giác này và yêu thích việc lau sàn.
Nhưng nếu trẻ lau sàn và bạn đưa ra phản hồi tiêu cực: "Con ngay cả lau sàn cũng không làm tốt" thì trẻ sẽ cảm thấy thất bại lớn, từ đó chống đối việc lau sàn hay làm việc nhà.
Muốn nuôi dưỡng một đứa trẻ có nội tâm mạnh mẽ, hãy bắt đầu từ việc nhìn nhận mỗi nỗ lực của con. Một bước tiến nhỏ của cha mẹ là một bước tiến lớn của con.
2. "Con làm được thế này à? Dạy mẹ với"
Một cư dân mạng từng hỏi: Làm thế nào để giúp trẻ tự tin hơn?
Một câu trả lời rất được yêu thích: "Hãy để trẻ trở thành thầy của bạn".
Một phụ huynh kể: Khi con chị còn học tiểu học, điểm tiếng Anh của con luôn không cao, thuộc mức trung bình thấp trong lớp. Một lần thi giữa kỳ, cô giáo tiếng Anh nhắn tin cho chị, nói rằng con đã đạt 95 điểm, xếp thứ tư trong lớp.
Chị rất ngạc nhiên, vì con không giỏi tiếng Anh mà sao lần này lại làm tốt đến vậy?
Khi con về nhà, con ném cặp xuống rồi vội vàng vào bếp chia sẻ tin vui này với mẹ. Nghe con nói xong, chị rất ngạc nhiên và hỏi: "Con làm sao giỏi như vậy thế? Dạy mẹ với, phải biết rằng hồi mẹ học tiếng Anh chỉ quanh quẩn ở mức điểm vừa đủ thôi đấy".
Một câu hỏi tốt có thể kích thích suy nghĩ của trẻ. Con suy nghĩ một chút, rất nghiêm túc trả lời chị: "Thực ra rất đơn giản, tiếng Anh là phải nhớ thật kỹ từ vựng. Khi đã nhớ được từ, dù làm bài đọc hiểu gặp từ mới, con vẫn có thể đoán được nghĩa nhờ vào ngữ cảnh",
Nói xong, con vui vẻ chạy ra phòng khách xem tivi.
Nhiều phụ huynh mắc phải một nhận thức sai lầm: Con làm tốt là chuyện đương nhiên; làm không tốt là không nên. Yêu cầu con theo chuẩn mực của người lớn là một thảm họa vô hình đối với trẻ.
Một nhà giáo dục từng nói: "Hãy để con làm núi, con sẽ trở thành núi. Hãy để con làm cái ô, con sẽ đứng vững trời cao".
Khi cha mẹ thường xuyên khiêm tốn hỏi ý con, và nói "Dạy mẹ với", sẽ khiến con cảm thấy mình được cần đến. Cảm giác được cần đến này sẽ giúp nội tâm con trở nên phong phú và mạnh mẽ.
3. "Dù con làm gì, mẹ vẫn yêu con"
Yêu là một động từ.
Tuy nhiên, trong nhiều gia đình, nhiều bậc phụ huynh không biết hoặc không biết cách thể hiện tình yêu với con cái. Khi con không cảm nhận được tình yêu từ cha mẹ, nội tâm của con sẽ thiếu đi cảm giác an toàn và sức mạnh.
Dần dần, con sẽ cảm thấy mình không quan trọng, kém cỏi, và niềm tin này sẽ đi theo con đến tận khi trưởng thành, khi có gia đình riêng.
Adler từng nói một câu rất nổi tiếng: "Trẻ em may mắn sẽ chữa lành cả cuộc đời bằng tuổi thơ. Trẻ em không may mắn sẽ dùng cả đời chữa lành tuổi thơ".
Vậy thế nào là trẻ em may mắn? Đó là những đứa trẻ nhận được tình yêu vô bờ từ cha mẹ ngay từ thuở bé.
4. "Mẹ tin con, nhất định con sẽ tìm ra cách giải quyết tốt"
Có một câu nói như này: "Bí mật trong việc giáo dục trẻ em là tin tưởng và giải phóng trẻ".
Khi con gặp vấn đề, chúng ta nên vui mừng vì đây là cơ hội để trưởng thành. Khi con gặp bối rối, chúng ta nên để con tự giải quyết vấn đề, trả lại quyền chủ động cho con.
Nhiều khi, vấn đề chỉ là vì chúng ta đã định nghĩa nó thành vấn đề.
Nhiều phụ huynh vô thức nhận trách nhiệm về những vấn đề của con, gây thêm phiền toái cho chính mình. Hãy thử cách khác, trả lại vấn đề cho con, chúng ta sẽ nhận được những bất ngờ không ngờ.
Tầm nhìn của cha mẹ chính là trần nhà trong sự phát triển của con.
Cha mẹ là ai, con lớn lên sẽ giống như vậy. Con cái tự ti hay tự tin, mạnh mẽ hay yếu đuối, phần lớn phụ thuộc vào cha mẹ.
Chính sự giáo dục và hành động hàng ngày của cha mẹ sẽ tạo nên hiện tại và tương lai của con. Yêu là cần được thể hiện, và cách thể hiện trực tiếp nhất chính là qua lời nói và hành động của chúng ta.
Hãy để tình yêu trở thành tấm khiên vững chắc nhất của con, giúp con vững vàng trên con đường học tập, sự nghiệp, và cuộc đời.
Phụ nữ số