Sự nhượng bộ nhỏ của ông Trump không có nghĩa Chiến tranh Thương mại sắp kết thúc
Mỹ và Trung Quốc đã có nhiều động thái nhượng bộ lẫn nhau trong vấn đề thương mại nhưng các chuyên gia cảnh báo bây giờ chưa phải lúc ăn mừng.
- 12-09-2019Gọi FED là đồ cứng đầu, ông Trump gây áp lực để lãi suất về 0 hoặc "thấp hơn nữa"
- 12-09-2019Tổng thống Trump tuyên bố sẽ tạm hoãn áp thuế bổ sung với Trung Quốc trong 2 tuần, vì nước này "đã bày tỏ thiện chí"
- 11-09-2019“Trùm” đầu cơ George Soros khen chính sách của ông Trump với Trung Quốc và Huawei
- 11-09-2019Thị trường dầu mỏ sẽ bị ảnh hưởng thế nào sau khi ông Trump sa thải cố vấn cấp cao John Bolton?
- 11-09-2019Bằng mặt không bằng lòng, ông Trump sa thải cố vấn an ninh Bolton
- 10-09-2019Suy thoái kinh tế đã "len lỏi" vào những ngõ ngách của nền kinh tế Mỹ, liệu ông Trump có cơ hội tái đắc cử?
Thị trường chứng khoán châu Á đã tăng sau dòng tweet của Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố trì hoãn đánh thuế bổ sung với 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc thêm nửa tháng. Được coi là động thái đáp lại những thiện chí của Trung Quốc khi đưa 16 loại hàng hóa Mỹ khỏi danh mục bị đánh thuế, khoản thuế mới của ông Trump sẽ có hiệu lực vào ngày 15/10 thay vì 1/10 như tuyên bố trước đây.
Tuy nhiên, James McCormack, người đứng đầu xếp hạng toàn cầu của Fitch, cho biết, bên cạnh những động thái xuống thang, khó có thể khẳng định đôi bên đã đạt được những giải pháp thực sự nào trong thực tế. Điều này đồng nghĩa với việc một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ chưa hiện ra trước mắt.
"Mọi thứ thay đổi rất nhanh. Thật khó để biết Mỹ sẽ có những động thái nào. Dẫu vậy, tôi không nghĩ những nhượng bộ nhỏ ở thời điểm hiện tại cho thấy chúng ta sắp tìm ra cách giải quyết những khác biệt", McCormack cho hay.
Bên cạnh đó, việc Trung Quốc loại một số hàng hóa Mỹ khỏi danh sách đánh thuế cũng không có nghĩa là họ chấp nhận xuống thang. Bắc Kinh đã xem xét một động thái tương tự kể từ tháng 5. Chính vì thế, việc miễn thuế này nhằm mục đích hỗ trợ nhiều hơn cho nền kinh tế Trung Quốc. Nó cũng là một cử chỉ chân thành với Mỹ trước cuộc đàm phán sắp diễn ra nhưng có lẽ, lý do đầu tiên mới là chính.
"Còn nhiều điều chư chắc chắn trong cuộc đàm phán thương mại sắp tới. Một danh sách miễn trừ chỉ có 16 mặt hàng sẽ không phản ánh sự thay đổi trong lập trường của Trung Quốc. Chúng tôi tin rằng Trung Quốc sẽ giữ vững lập trường của họ trong đàm phán, điều tương tự như đã diễn ra trong vòng đàm phán gần nhất", Iris Pang, chuyên gia về Trugn Quốc của Ngân hàng Hà Lan ING, nhận định.
Từ quan điểm của các nhà đầu tư, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn là không thể đoán trước. Điều đó có nghĩa vẫn còn quá sớm để các nhà đầu tư có thể thêm tiền vào các tài sản rủi ro như cổ phiếu. Điều này đặc biệt cần lưu ý trong bối cảnh thế giới đang đương đầu với một số cuộc khủng hoảng khác, trong đó có Brexit, làm gia tăng những bất ổn trên phạm vi toàn cầu.
Cuộc xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc được khai mào năm ngoái và liên tiếp leo thang trong năm nay, dẫn tới việc hai bên liên tục tăng thuế nhằm vào hàng hóa nhập khẩu của nhau. Việc tăng thuế mới nhất diễn ra hồi đầu tháng này, ngay trước khi đôi bên đạt thỏa thuận nối lại đàm phán thương mại vào tháng 10.
Với cái nhìn tích cực, Citi Research cho rằng những gì đang diễn ra tạo ra hy vọng cho một sự chững lại trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, nhất là khi những khác biệt cốt lõi vẫn tồn tại.