MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sự ra đi của Công nương Diana: Nước Anh rúng động, tang thương và tỷ lệ tự tử tăng bất thường phía sau

31-08-2017 - 14:55 PM | Sống

Những người đã từng sống qua ngày này cách đây 20 năm sẽ không thể quên được cái tin sét đánh ngang tai: Công nương Diana qua đời. Cả nước Anh đã vô cùng đau đớn, ngập trong tang thương và nước mắt.

Cách đây 20 năm, vào cái ngày cái chết của Công nương Diana, cả nước Anh chết lặng trong bàng hoàng. Hàng ngàn bó hoa được đặt nghiêm trang bên ngoài cung điện Kensington, những đám đồng xếp hàng dài qua bao con phố, các cửa hàng, công ty đều đóng cửa để thể hiện sự tôn kính Công nương quá cố Diana...

Sự ra đi của Công nương Diana đã khiến cả nước Anh thay đổi. Không khí tang thương bao trùm khắp nơi kể từ ngày 31/8/1997. Đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không chấp nhận được sự thật rằng Công nương Diana đã ra đi mãi mãi.

Nước Anh rúng động và tang thương

Sau cái chết của Công nương Diana vào ngày 31/8/1997, tất cả trang báo tại nước Anh và trên toàn thế giới đều miêu tả những con phố trên khắp thủ đô đều ngập trong nước mắt. Sự ra đi của Công nương Diana đã khiến mọi người vô cùng đau đớn. Trước đó, kể cả những lãnh đạo nổi tiếng được mọi người yêu mến cũng không được dân chúng tiếc thương như khi Công nương Diana qua đời.

"Rất đông người từng xuống đường tham gia đám tang của Winston Churchill vào năm 1965 nhưng đa phần mọi người đều bày tỏ niềm tiếc thương trong im lặng. Còn với sự ra đi của Công nương Diana, đâu đâu cũng thấy giọt nước mắt. Trong mắt dân chúng, Công nương Diana như một biểu tượng tinh thần của nước Anh".


Những bó hoa đặt trước cửa cung điện Kensington.

Những bó hoa đặt trước cửa cung điện Kensington.

Tiến sĩ Simon Critchley, một trong rất nhiều học giả nghiên cứu về Công nương Diana sau khi bà qua đời tin rằng, Công nương đã trở thành một "cột thu lôi toàn cầu, thu lại những nỗi đau, lòng thương và sự tiếc thương của người dân trên khắp thế giới".

Những dòng người lặng lẽ bước qua cổng cung điện Kensington, đặt từng bó hoa trước cổng đầy nghiêm trạng. Nhiều người đứng lặng lẽ, đâu đó có tiếng khóc nấc, những người quỳ gối, mắt lệ nhòa.

"Sinh ra là một quý cô thanh lịch, lớn lên trở thành Công nương nước Anh và chết như một vị thánh", dòng chữ trên một vòng hoa. "Công nương của muôn vạn người: Bà sẽ sống mãi trong trái tim chúng tôi".

"Diana là nữ hoàng trong lòng tôi", Kerry Taylor, 18 tuổi chia sẻ. Cô đã được bệnh xá cho phép ra ngoài vào buổi sáng hôm đó để cùng dòng người tưởng niệm trước cửa cung điện Buckingham. "Tôi chưa bao giờ dám nói với ai về chứng bệnh chán ăn của mình cho đến khi Công nương Diana nói về cô ấy".

Tang lễ của Công nương Diana được tổ chức vào ngày 6/9. Thi thể của Công nương Diana được đặt trong một quan tài bằng đá và được tiễn đưa bởi hơn 2 triệu người đứng bên đường phố. Lộ trình bắt đầu từ nhà thờ Hoàng gia, xuống đại lộ trung tâm, trước khi vào Tu viện Westminster. Ban tổ chức đã đưa bà về chôn cất ở quê nhà tại Althorp để được gần bố mẹ và những người thân.


Phản ứng của Hoàng gia Anh

Phản ứng của Hoàng gia Anh

Sau khi nghe tin Công nương Diana qua đời, việc đầu tiên mà gia đình Hoàng gia Anh làm là đi tới nhà thờ tại Balmoral. Đó là một ngày chủ nhật như mọi ngày. Mọi người vẫn muốn duy trì thói quen mà họ "từng làm trước đây". Vài giờ trước đó, hoàng tử William, khi đó 15 tuổi và Harry, 12 tuổi, thức dậy với tin sét đánh ngang tai: mẹ của các cậu đã qua đời trong vụ tai nạn giao thông tại Paris.

"Hoàng tử Harry đã hỏi cha mình: Mẹ mất thật rồi ạ?", Tina Brown - tác giả cuốn sách viết về công nương Diana, chia sẻ. "Hai hoàng tử không hiểu tại sao mọi thứ trông tưởng như rất đỗi bình thường, chỉ trừ việc một vài giờ trước đó, thái tử Charles nói với các con rằng mẹ đã qua đời".

Tuy nhiên, suốt buổi lễ tại nhà thờ Crathie Kirk, không ai được nhắc tới cái chết của Công nương Diana, theo yêu cầu của Nữ hoàng. Lúc bấy giờ, nhiều người dân Anh tỏ ra rất ngạc nhiên khi thấy 2 hoàng tử xuất hiện trong buổi lễ nhà thờ. Theo người ghi chép trong hoàng gia Ingrid Seward, ông nhớ lại thái độ của dân chúng khi đấy: "Làm sao các hoàng tử có thể như vậy? Mẹ của họ vừa mới qua đời mà".


Cả gia đình hoàng gia vẫn đi đến nhà thờ sau khi nghe tin công nương Diana qua đời.

Cả gia đình hoàng gia vẫn đi đến nhà thờ sau khi nghe tin công nương Diana qua đời.

"Nhiều người rất ngạc nhiên khi tại sao các hoàng tử không được nghe nhắc tới cái chết của mẹ mình. Trong khi tin tức đó khiến cả nước đau lòng".

Nữ hoàng Anh lo sợ rằng việc nhắc về cái chết của công nương Diana sẽ khiến các cháu nội suy sụp. Bà cũng ra lệnh tạm thời bỏ hết các tivi và đài tại Balmoral để các hoàng tử không nghe những thông tin chi tiết về cái chết của mẹ mình.

Hoàng gia Anh đã dành 1 tuần để làm lễ tang và tưởng nhớ Công nương Diana. Ban đầu, hai chàng hoàng tử dường như phân vân, nhưng sau khi nghe ông nội là Hoàng thân Philip nói trên loa rằng, họ là những cậu bé mất mẹ, William và Harry đã lựa chọn đi sau quan tài của mẹ cùng với bố, ông nội và bác mình.

Những cái chết phía sau

Mặc dù rất khó để có thể khẳng định được những thay đổi về mặt tâm lý của người dân Anh sau cái chết của Công nương Diana, có một sự thật không thể chối cãi rằng sau khi bà qua đời, nhiều người dân đã bị tổn thương tinh thần và có biểu hiện tiêu cực.

Theo trung tâm nghiên cứu tự tử của đại học Oxford, tỷ lệ tự tử/tự sát thương bản thân đã tăng lên 44% (65% ở phụ nữ) một tuần sau cái chết của Công nương. Một người phụ nữ thậm chí còn đã cố gắng tự tử bằng thuốc ngủ. Trường hợp của người phụ nữ này được giải thích là do cô có trùng ngày sinh với ngày mất của Công nương Diana.


Rất đông người thương tiếc trước cái chết của Công nương Diana.

Rất đông người thương tiếc trước cái chết của Công nương Diana.

Một bệnh nhân khác cho biết việc báo chí nhắc nhiều tới cái chết của Công nương Diana khiến cô đau đớn khi nhớ lại người anh trai mình cũng thiệt mạng trong một vụ tai nạn ô tô. Chính vì vậy, cô mới có hành động dại dột như thế.

Một nghiên cứu tương tự cũng chỉ ra tại Anh và xứ Wales, tỷ lệ tử tự tăng 17% trong tháng 9, sau khi Công nương qua đời. Ở nhóm phụ nữ 25-44 tuổi, tỷ lệ này tăng đến 45%.

Điều này được chuyên gia tâm lý Raj Persaud giải thích rằng có thể đó là những người phụ nữ gần tuổi với Công nương Diana, gặp nhiều vấn đề tâm lý trong cuộc sống và họ trở nên bi quan hơn về khả năng vượt qua khó khăn của bản thân.


Gia đình Công nương Diana xuất hiện trong đám tang.

Gia đình Công nương Diana xuất hiện trong đám tang.

Những cảm xúc lẫn lộn

Nhà làm phim tài liệu Colin Luke đã đặt ra câu hỏi về việc cả nước Anh đồng lòng trong tang lễ của Công nương Diana. Theo ông, dư luận và công chúc phức tạp hơn vậy.

"Các bộ phim tài liệu đưa ra những sự thật khác nhau. Những cảm xúc vô cùng lẫn lộn. Có những người than khóc cho sự ra đi của Công nương Diana, nhiều người say xỉn, rất đông du khách nghĩ đây là một sự kiện lớn và họ muốn đến xem.

Những người nhìn nhận bản thân giống Công nương Diana, người đồng tính, người gặp khó khăn trong cuộc sống và vô số người tiếc thương bà như một cách để họ tiếc thương cho cuộc đời họ. Nhiều người cảm thấy cuộc sống của mình trở nên lạc lối, không còn những điều tốt đẹp nếu không có Công nương Diana".


Đám tang Công nương Diana với rất đông người dân xung quanh.

Đám tang Công nương Diana với rất đông người dân xung quanh.

Theo Skye

Thời Đại

Trở lên trên