Sự thật cay đắng sau cái chết của một bác sĩ Vũ Hán: Đội ngũ y tế bị xé áo bảo hộ, bị lăng mạ cùng sự bất lực không biết tỏ cùng ai
Không được về nhà ăn Tết, không có giây phút nào được nghỉ ngơi, đội ngũ bác sĩ, y tá ở tâm dịch Vũ Hán còn phải gánh chịu muôn vàn nỗi khổ khác.
- 27-01-2020Nghi vấn Vũ Hán để lọt virus Corona gây viêm phổi từ phòng thí nghiệm: Không có lửa làm sao có khói?
- 26-01-2020Hỏi đáp từ A đến Z về dịch cúm Vũ Hán, mối quan tâm lớn nhất của thế giới hiện nay
- 26-01-2020Virus Vũ Hán: Phát hiện nhiều người nhiễm nhưng không triệu chứng, máy quét thân nhiệt bất lực?
Đội ngũ nhân viên y tế ở tâm dịch Vũ Hán đang phải đối mặt với những áp lực khủng khiếp chưa từng thấy khi người dân ngày một đổ về bệnh viên mỗi lúc một đông. Tính đến ngày 26/1, virus Corona hiện đã khiến 55 người tử vong, tất cả đều là người Trung Quốc và gần 400 trường hợp lây nhiễm mới được phát hiện.
Trung Quốc đã điều động thêm đội ngũ nhân viên y tế từ các tỉnh, thành phố lân cận khác để hỗ trợ Vũ Hán. Tuy nhiên, điều kiện cơ sở vật chất cùng các trang thiết bị y tế đang trong tình trạng cạn kiệt dần. Bất chấp hoàn cảnh khó khăn và khắc nghiệt, thậm chí họ phải đóng bỉm để đi vệ sinh, nhiều y bác sĩ vẫn bị người đến khám chữa bệnh đe dọa và sỉ nhục.
Theo Yahoo TW, một cư dân mạng Trung Quốc đã chia sẻ ảnh chụp màn hình cuộc trò chuyện giữa người này với một bạn nữ đang làm trong bệnh viện. Nữ y tá trong tin nói với bạn mình rằng cô không được phép nghỉ lễ trong dịp Tết năm nay vì dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát.
Đoạn tin nhắn của nữ y tá với một người bạn.
Đội ngũ bác sĩ ở Vũ Hán đang phải chịu áp lực khủng khiếp với số bệnh nhân ngày một tăng.
Nữ y tá này kể lại rằng cô đã gặp một bệnh nhân đang lên cơn sốt trong bệnh viện nên cô đã đề nghị người đàn ông này đeo khẩu trang để ngăn ngừa lây nhiễm chéo với những người khác. Tuy nhiên, người đàn ông này đã phát điên và ném khẩu trang mà cô đưa cho. Người đàn ông hét lên: "Tôi đã bị nhiễm rồi, bây giờ dùng mặt nạ có ích gì?".
Tuy nhiên, chưa dừng lại ở đó, người đàn ông này còn đứng dậy, tháo khẩu trang y tế của nữ y tá và nhổ bọt vào mặt cô rồi nói với các nhân viên y tế xung quanh đó rằng: "Nếu tôi không thể sống tiếp tất cả các cô cũng sẽ chết cùng tôi".
Nữ y tá nói với người bạn rằng cô đã lần đầu tiên bật khóc trong sự nghiệp làm y tá của mình và ngay sau đó cô bị cách ly trong bệnh viện. Dù gặp tình huống trớ trêu nhưng nữ y tá vẫn lạc quan và tin rằng cô sẽ không sao.
Bên cạnh đó, một bài viết được chia sẻ trên Weibo cho hay một bác sĩ ở Vũ Hán cũng có trải nghiệm tương tự. Theo đó, bác sĩ này bị người nhà của một bệnh nhân tức giận và xé áo do bệnh viện đã quá tải, mọi thứ đều thiếu thốn.
Bác sĩ ở Vũ Hán bị nhiều bệnh nhân và người nhà sỉ nhục, tấn công.
"Tại sao anh lại mặc áo bảo hộ. Nếu chúng tôi sắp chết thì tất cả mọi người đều phải chết cùng nhau", gia đình của một bệnh nhân tức giận nói.
Không chỉ chịu áp lực về phía gia đình nạn nhân mà các bác sĩ tại tâm dịch Vũ Hán còn bất lực trước tình cảnh lãnh đạo bệnh viện biến mất trong giai đoạn căng thẳng này. Theo Yahoo News, tổng cộng có 15 nhân viên y tế đã bị viêm phổi do virus corona gây ra và 1 trong số họ đã qua đời vào ngày 24/1. Họ không chỉ tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh mà còn phải làm việc quá sức. Tuy nhiên, họ không được phép nghỉ ngơi hay có một chế độ bảo vệ đặc biệt nào.
Một video đã được lan truyền trên phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc cho thấy một nhân viên y tế mặc đồng phục bảo hộ đang vô cùng tức giận khi không thể gặp mặt lãnh đạo bệnh viện.
"Khi nào chúng tôi có thể gặp ông? Làm thế nào để chúng tôi được về nhà và dành thời gian cho gia đình trong Tết Nguyên đán? Ông đã làm được gì nào?", nam nhân viên y tế bức xúc nói.
Người đàn ông còn tức giận nói rằng, các nhân viên dưới quyền của anh phải sắp xếp 4 ca làm việc, họ chỉ được nghỉ ngơi một chút trong bữa ăn sau đó lại quay trở lại làm việc. Rõ ràng, những lời nói của người đàn ông không được đáp ứng một cách thỏa đáng từ đầu dây bên kia. "Tôi không làm ầm ĩ lên. Các bệnh nhân đang nằm ở đó. Chúng tôi phải làm gì?", người đàn ông bất lực nói.
Nam nhân viên y tế bức xúc khi nói chuyện với lãnh đạo của bệnh viện qua điện thoại.
Có thể thấy rằng, đội ngũ y tế ở tâm dịch Vũ Hán đang phải hy sinh cả sức khỏe, sức lực và thời gian cá nhân của mình để chăm sóc và chữa trị cho các bệnh nhân. Tuy nhiên, họ lại không nhận được sự tôn trọng và bảo vệ. Một mùa Tết Nguyên đán sắp trôi qua, họ không được về nhà và cũng không ai dám chắc rằng dịch bệnh sẽ sớm được kiểm soát.
Helino