"Sự thật khó hiểu": Vì sao ai cũng có điện thoại di động rồi mà nhiều nhà vẫn dùng điện thoại cố định?
Điện thoại di động là thiết bị gần như ai cũng có. Thế nhưng, điện thoại cố định hay điện thoại bàn vẫn chưa hề bị khai tử, thậm chí nó còn được nhiều người tin dùng.
- 22-03-2024Hà Nội: Cho bạn mượn điện thoại cài đặt app theo lời "công an", 2 người bay sạch tiền trong mọi tài khoản
- 22-03-2024Cưới xong mẹ giữ hết 2,2 tỷ tiền mừng, tôi giận đến mức không về thăm nhà suốt 2 năm: 1 cuộc điện thoại của anh trai đã thay đổi tất cả
- 19-03-2024Nửa đêm đang ngủ đồng hồ điện thoại đồng loạt tăng thêm 1 tiếng, hiện tượng lạ chỉ du học sinh Úc mới hiểu
- 17-03-2024Con số thông kê hơn 1 thập kỷ cho thấy sự thật rùng mình, cha mẹ dừng cho con sử dụng điện thoại di động hoặc ân hận cả đời
Điện thoại cố định vì sao vẫn được sử dụng?
Tại một thị trấn nhỏ của Mỹ ở chân đồi Mount Rainier, cách Seattle khoảng 60km về phía đông nam, khung cảnh rất hùng vĩ, nhưng sóng viễn thông lại không ổn định.
Susan Reiter đã lắp điện thoại cố định tại nhà từ năm 1978. Điện ở nơi đây thường bị mất nhiều lần trong năm, thường là do gió lớn và các hiện tượng thời tiết khác. Nhưng điện thoại cố định luôn hoạt động. Đây là lựa chọn tốt nhất của người phụ nữ này trong trường hợp khẩn cấp cần gọi 911.
"Có những người ở vùng nông thôn Mỹ cần điện thoại cố định", Reiter, 77 tuổi, nói với Washington Post. "Có thể con số không lớn, nhưng đối với họ, đây là sự an toàn".
Theo xu hướng của thế giới, số lượng người sử dụng điện thoại cố định đã giảm mạnh trước sự gia tăng của điện thoại di động. Ngày tàn của công nghệ thế kỷ 19 dường như đã đến. Các nhà cung cấp viễn thông như AT&T đang tìm cách rời bỏ hạng mục này bằng cách chuyển đổi khách hàng sang mạng di động hoặc dịch vụ điện thoại gia đình qua kết nối băng thông rộng.
Nhưng đối với nhiều người trong số hàng triệu thuê bao đang sử dụng điện thoại cố định bằng cáp đồng, các lựa chọn thay thế mới hoặc không có sẵn, hoặc quá đắt và không đáng tin cậy trong trường hợp khẩn cấp.
Theo Trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia, chỉ 1/4 người trưởng thành ở Mỹ sử dụng điện thoại cố định và khoảng 5% cho biết phụ thuộc vào hình thức liên lạc này. Nhóm người sử dụng điện thoại cố định đông nhất là từ 65 tuổi trở lên. Trong khi đó, hơn 70% người trưởng thành chỉ sử dụng điện thoại không dây.
Các đường dây đồng được sử dụng cho điện thoại cố định truyền thống mang điện qua dây dẫn, do đó, miễn là điện thoại được cắm dây, nó sẽ hoạt động khi mất điện.
Điện thoại cố định tách biệt với mạng di động và băng thông rộng mà không bị ảnh hưởng khi ngừng hoạt động, khiến chúng trở thành cứu cánh cần thiết ở khu vực nông thôn hoặc các vùng không được phủ sóng di động hoặc internet hoàn toàn.
AT&T gần đây đã yêu cầu cơ quan chức năng chấm dứt nghĩa vụ cung cấp dịch vụ điện thoại cố định ở các bang. "Chúng tôi chi hơn một tỷ đô la mỗi năm ở California để duy trì mạng lưới và dịch vụ truyền thống được 5% hộ gia đình sử dụng và con số đang giảm nhanh chóng", Susan Johnson, người đứng đầu bộ phận chuyển đổi đường dây hữu tuyến của AT&T cho biết.
"Điều này có thể so sánh với việc làm mát toàn bộ tòa nhà cao tầng trong cái nóng của mùa hè trong khi chỉ một tầng có cư dân".
Vấn đề an ninh quốc gia
Hàng trăm cư dân California đã chia sẻ ý kiến của họ về yêu cầu của AT&T. Đại đa số cho biết việc duy trì dịch vụ điện thoại cố định là một vấn đề an toàn, với lý do mất điện, cháy rừng và lũ lụt là những thời điểm mà điện thoại cố định là cách duy nhất để liên lạc với 911 hoặc nhận thông tin về việc sơ tán.
Nhiều người cho rằng việc loại bỏ điện thoại cố định sẽ ảnh hưởng không tương xứng đến người già, người khuyết tật và người có thu nhập thấp.
Những người gọi, chủ yếu là người cao tuổi, cũng cho biết họ không thể có được hoặc không đủ khả năng chi trả cho dịch vụ di động hoặc internet đáng tin cậy ở nơi họ sống.
Một số gặp khó khăn trong việc học cách sử dụng công nghệ mới hoặc đơn giản là không thích điện thoại di động.
Bất chấp yêu cầu này, AT&T cho biết họ không cắt giảm khách hàng sử dụng điện thoại cố định vào thời điểm này và mọi người vẫn có thể đăng ký mới. Tuy nhiên, giống như các công ty khác, họ hy vọng sẽ chuyển những khách hàng đó sang các lựa chọn thay thế.
Một giải pháp thay thế là VoIP. Đây là đường dây điện thoại được truyền qua internet thay vì đường dây đồng và có thể sử dụng với điện thoại gia đình truyền thống, có dây hoặc không dây.
Tuy nhiên, dù kèm theo pin dự phòng có thể dùng được vài giờ nếu mất điện, nhưng khi mất điện nhiều ngày, gia đình sẽ cần một phương án khác thay thế.
Victor Lund, 57 tuổi, có một kế hoạch dự phòng đáng tin cậy hơn, mặc dù đắt tiền. Nhà tư vấn công nghệ đến từ Arroyo Grande, California, đã mua điện thoại vệ tinh cho gia đình mình.
Lund cho biết, thiết bị này trông giống như một chiếc điện thoại phổ thông cũ của Nokia có ăng-ten và có thể không cần sạc trong nhiều tháng hoặc một năm nếu tắt nguồn. Anh đã trả trước 300 USD cho 200 phút và chưa phải sử dụng lần nào.
Lund, người thường xuyên đi xe bốn bánh và khám phá khắp tiểu bang, đánh giá: "Có rất nhiều nơi mà điện thoại di động không hoạt động được trong cái mà tôi gọi là nền văn minh ở California".
Đối với những người sử dụng điện thoại cố định sử dụng hàng thập kỷ, lời hứa về công nghệ mới không so sánh được với tính bảo mật của một thứ đã hoạt động lâu dài.
Tại trang trại của mình, Robert Sudar có tất cả các lựa chọn. Họ có điện thoại di động có kết nối Internet, điện thoại VoIP và dịch vụ vệ tinh Starlink. Và trong ngăn kéo ở hành lang, có một chiếc điện thoại Princess cũ được kết nối với điện thoại cố định - thứ duy nhất hoạt động khi mất điện.
"Việc có sẵn điện thoại cố định mang lại cho chúng tôi rất nhiều sự bảo đảm an toàn. Đó là một cách khác để liên lạc với mọi người khi mất điện và theo quan điểm của tôi, đó là vấn đề an ninh mang tính quốc gia", Robert Sudar, 70 tuổi, mô tả.
Đời sống & pháp luật