Sự thật thông tin Nike chuyển sản xuất khỏi Việt Nam
Trước thông tin Nike chuyển sản xuất khỏi Việt Nam, ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đã lên tiếng khẳng định đây không phải tin chính xác.
- 29-09-2021Chuỗi cung ứng khổng lồ của Nike tại Việt Nam: Thuê 138 nhà máy với gần nửa triệu lao động sản xuất lượng quần áo, giầy dép trị giá cả chục tỷ USD
- 14-09-202110 nguyên tắc làm nên thành công của Nike được ghi chép nội bộ từ những năm 1970, ngay cả Amazon cũng phải học tập
- 08-08-2021Hành trình xây dựng đế chế giày thể thao và khối tài sản hơn 62 tỷ USD của ông chủ Nike
Mới đây, trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện thông tin Tập đoàn Nike đã chuyển sản xuất khỏi Việt Nam để sang Trung Quốc và Indonesia. Các thông tin này cho biết, Adidas và Puma cũng sẽ có những động thái tương tự trong tháng 11/2021.
Tuy nhiên, trên tờ Lao động, bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội da giày và túi xách Việt Nam (LEFASO) cho biết thông tin trên hoàn toàn không chính xác.
Thông tin Nike chuyển sản xuất khỏi Việt Nam là không chính xác.
Theo bà Xuân, có tới 88 trong tổng số 112 nhà máy của Nike tại Việt Nam đều nằm ở miền Đông Nam Bộ, chịu trách nhiệm sản xuất các sản phẩm sneakers đang rất đắt hàng mang nhãn hiệu Nike.
Trả lời Báo giao thông, ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cũng khẳng định, không có chuyện Nike chuyển sản xuất ra khỏi Việt Nam.
"Trong giai đoạn vừa qua, một số đơn hàng của Nike đến hạn, để kịp giao hàng và đảm bảo đúng tiến độ, họ đã chuyển đơn hàng sang nhà máy ở một số quốc gia khác. Trong buổi làm việc với Thủ tướng Chính phủ và các bộ ban ngành mới đây, CEO của Nike cũng khẳng định sẽ không rời bỏ Việt Nam, không có chuyện chuyển sản xuất khỏi Việt Nam để sang các quốc gia khác", ông Tuấn Anh nói.
Dữ liệu sản xuất của Nike cho thấy, cơ cấu của công ty thời trang, giày dép của Mỹ tập trung vào ba sản phẩm chính: hàng may mặc, trang thiết bị, giày dép.
Năm tài chính gần nhất kết thúc vào ngày 31/5/2021, doanh thu của Nike đạt hơn 44,5 tỷ USD, chi phí giá vốn 24,6 tỷ USD. Với việc Việt Nam cung ứng hơn 40% số sản phẩm cho thương hiệu thời trang và đồ thể thao của Mỹ, giá trị ước tính cho giá vốn - tức lượng hàng hóa mua từ các nhà cung ứng tại Việt Nam có thể vào khoảng 8-10 tỷ USD.
Các nhà cung ứng chủ lực cho Nike đều là những doanh nghiệp FDI tên tuổi trong ngành may mặc, da giày của Việt Nam. Doanh thu nhóm dẫn đầu từ 10.000 - 20.000 tỷ đồng mỗi năm.
Doanh nghiệp và tiếp thị