Sức nóng đường đua AI: Microsoft tích hợp ChatGPT vào công cụ tìm kiếm, Google cũng tổ chức sự kiện bất ngờ
Microsoft và Google sẽ tổ chức sự kiện thông báo về các tính năng, sản phẩm AI mới lần lượt trong 2 ngày liên tiếp
Cả Microsoft và Google đều đưa ra thông báo sẽ tổ chức sự kiện bất ngờ thông báo về các tính năng, sản phẩm AI mới lần lượt vào ngày 7/2 và 8/2.
- 06-02-20233 cách đơn giản để chặn tin nhắn, cuộc gọi rác
- 06-02-2023Sông có khúc, AI có lúc: Đông Nam Á có 11 nước mà ChatGPT nói GDP của Việt Nam có thể xếp thứ... 13
- 06-02-2023Bị Interpol truy nã đỏ nhưng Do Kwon vẫn tham gia các hoạt động của Terraform Labs, chuẩn bị tái xuất với Terra 2.0
Theo The Verge, Microsoft sẽ tổ chức một buổi họp báo đặc biệt vào ngày 7/2 tại trụ sở ở Redmond (Mỹ) về việc hợp tác với OpenAI và tích hợp ChatGPT vào công cụ tìm kiếm Bing. CEO Satya Nadella sẽ “chia sẻ một số cải tiến thú vị trong các dự án” tại buổi họp báo này.
Lời mời tham dự họp báo được chuyển đi sau khi Microsoft đồng ý đầu tư thêm 10 tỷ USD vào OpenAI. Các dịch vụ đám mây của Microsoft sẽ hỗ trợ tất cả khối lượng công việc của OpenAI trên các sản phẩm, dịch vụ API và nghiên cứu.
Trong tuần trước, một số hình ảnh về ứng dụng của chatbot ChatGPT trong công cụ tìm kiếm Bing đã được tiết lộ. Microsoft cho biết, một cách đơn giản thì đây là “Bing mới” sẽ cung cấp “câu trả lời hoàn chỉnh” cho các câu hỏi thực tế.
Giao diện mới của Bing có tích hợp ChatGPT được một tài khoản Twitter tên Owen Ying tiết lộ. Ảnh: Owen Ying
Microsoft so sánh “Bing mới” như một trợ lý toàn diện được hỗ trợ bởi GPT-4 của OpenAI. Trong giao diện mới, thanh tìm kiếm truyền thống sẽ được thanh thế bằng hộp thoại trò chuyện. Người dùng có thể dùng Bing để lập kế hoạch bữa ăn bằng cách đưa ra các yêu cầu như sở thích bữa ăn, giới hạn ngân sách, địa điểm hoặc phân bổ thời gian…
Với khả năng truy cập các thông tin mới nhất, công cụ này có thể tổng hợp nhiều kết quả và đưa ra một bản tóm tắt trích dẫn các nguồn thông tin. “Bing mới” cung cấp trải nghiệm nghiên cứu giống như con người, với khả năng trò chuyện với người dùng. Công cụ sẽ nhắc nhở người dùng tiếp tục cuộc trò chuyện bằng cách đặt các câu hỏi tiếp theo.
Microsoft cũng đang có kế hoạch triển khai các mô hình khác nhau của OpenAI vào các sản phẩm dành cho người tiêu dùng và doanh nghiệp của riêng mình. Ngoài Bing, có tin đồn về việc Word, PowerPoint và Outlook sẽ sử dụng công nghệ OpenAI. Microsoft gần đây đã ra mắt Microsoft Teams Premium với các tính năng do OpenAI cung cấp.
Ngay sau buổi họp báo của Microsoft, Google cũng bất ngờ tổ chức sự kiện liên quan đến trí tuệ nhân tạo vào ngày 8/2, tập trung vào công cụ tìm kiếm, bản đồ và một số dịch vụ khác, NBC News cho biết.
Sự kiện của Google sẽ tập trung vào “cách sử dụng sức mạnh của trí tuệ nhân tạo để thay đổi cách người dùng tìm kiếm, khám phá và tương tác với thông tin, giúp việc tìm những gì bạn cần trở nên tự nhiên và trực quan hơn bao giờ hết”.
Theo nhiều suy đoán, Google có thể giới thiệu chatbot tương tự ChatGPT của OpenAI với tên gọi “Bard” để tích hợp vào Google Search. Bard sử dụng công nghệ hội thoại của Google LaMDA, hay còn gọi là Mô hình Ngôn ngữ cho các Ứng dụng Đối thoại.
Trước đấy, trong buổi họp báo cáo tài chính ngày 2/2, CEO Sundar Pichai chia sẻ rằng, công ty sẽ sớm cho phép người dùng “tương tác trực tiếp với các mô hình ngôn ngữ mới, mạnh mẽ nhất của chúng tôi với tư cách công cụ hỗ trợ tìm kiếm”.
Theo New York Times, cuối tháng 1, Google đã tuyên bố tình hình khẩn cấp liên quan đến ChatGPT, kêu gọi đồng sáng lập Sergey Brin và Larry Page trở lại để tham gia cố vấn và phê duyệt kế hoạch. Google sở hữu nhiều công nghệ AI như mô hình chatbot LaMDA và AI sáng tác ảnh Imagen. Trong khi OpenAI phát hành các mô hình tương tự dưới dạng sản phẩm công khai như DALL-E hay ChatGPT, Google chỉ nghiên cứu và thử nghiệm nội bộ, nhắc đến trong các bài blog hoặc tài liệu nghiên cứu.
Jeff Dean, Giám đốc AI của Google, Jeff Dean, đã nói với các nhân viên rằng công ty có thể phải “đối mặt với nhiều rủi ro về danh tiếng” nếu cung cấp thông tin sai nên họ cần “thận trọng hơn so với một công ty khởi nghiệp nhỏ”. Hoạt động kinh doanh chính của Google là tìm kiếm trên web và công ty từ lâu đã tự quảng cáo mình là người tiên phong trong lĩnh vực AI.
Đây không phải lần đầu Google phản ứng quá nhanh trước các đối thủ tiềm năng. Công ty này từng ra mắt mạng xã hội Google+ khi Facebook dần phổ biến. Trong khi đó, Amazon khiến Google vội vã giới thiệu công cụ tìm kiếm Shopping Express. Tất cả đã đóng cửa do không thể thu hút người dùng.
Google cũng khẳng định rằng các sản phẩm cần qua quá trình thử nghiệm nghiêm ngặt. Công ty cần “kết hợp các phản hồi bên ngoài với thử nghiệm nội bộ để đảm bảo Bard đáp ứng tiêu chuẩn cao về chất lượng, an toàn và thông tin chính xác trong thế giới thực”.
Tham khảo: NBC News, The Verge, Search Engine Journal
Nhịp sống thị trường