MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sức vươn mạnh mẽ trong xuất khẩu của Việt Nam

Việt Nam đã vượt qua Bangladesh về xuất khẩu hàng dệt may, may mặc trong 6 tháng đầu năm 2020. Đồng thời, theo số liệu của Tổng cục Hải Quan, Việt Nam chi khoảng 2,6 tỷ USD nhập 36,5 triệu tấn than trong vòng 7 tháng vừa qua.

Việt Nam chủ yếu xuất khẩu hàng dệt may giá cao

Theo thống kê từ Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc Bangladesh, từ tháng 7 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020, xuất khẩu hàng may mặc của Bangladesh là 27 tỷ đô la Mỹ, và xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam đạt 30 tỷ đô la Mỹ. 

Việt Nam đã vượt qua Bangladesh để trở thành nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai thế giới.

Trong mười năm qua, hàng may mặc xuất khẩu của Bangladesh và Việt Nam được đánh giá là có khả năng cạnh tranh tương đương. 

Tuy nhiên, Bangladesh chủ yếu xuất khẩu quần áo giá rẻ. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu quần áo giá cao. Xuất khẩu hàng dệt may của Bangladesh đã giảm 18,12% do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Doanh thu xuất khẩu từ hàng dệt may của Việt Nam cũng giảm 3,09% trong cùng giai đoạn.

Giám đốc Điều hành Viện Nghiên cứu Chính sách Bangladesh cho biết: "Có nhiều lý do khiến Việt Nam vượt Bangladesh về xuất khẩu hàng may mặc. Điển hình là Việt Nam đã tích cực đa dạng hoá các sản phẩm trong ngành dệt may".

Sức vươn mạnh mẽ trong xuất khẩu của Việt Nam - Ảnh 1.

Việt Nam đã chi hơn 2,5 tỷ USD nhập khẩu than trong vòng 7 tháng

Việt Nam đang nhập than từ Trung Quốc với giá 6,2 triệu đồng/tấn, bằng một nửa giá than của các nước xuất khẩu.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 7 vừa qua, Việt Nam nhập khẩu 4,4 triệu tấn than đá, giá trung bình khoảng 1,4 triệu đồng/tấn. Lũy kế 7 tháng đầu năm, lượng than đá nhập khẩu về Việt Nam đạt gần 36 triệu tấn, kim ngạch 2,5 tỷ USD.

Sản lượng than nhập khẩu về Việt Nam ước tăng hơn 46% so với cùng kỳ năm trước, đơn giá bình quân đạt 1,6 triệu đồng/tấn.

Indonesia, Nga và Trung Quốc là 3 thị trường mà Việt Nam nhập khẩu than nhiều nhất.

Trong 7 tháng qua, Việt Nam nhập than nhiều nhất từ Indonesia, với 11,2 triệu tấn, kim ngạch hơn 540 triệu USD, giá bình quân đạt hơn 1,1 triệu đồng/tấn.

Thêm vào đó, các doanh nghiệp Việt Nam nhập than cốc (được dùng cho luyện kim) từ Trung Quốc với giá là 6,2 triệu đồng/tấn.

Theo Tổng cục Hải quan, mặt hàng than xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là than chất lượng cao. 

Than nhập từ Trung Quốc cũng là than chất lượng cao, phục vụ cho tinh luyện gang.

Đối với Indonesia, Nga, các loại than nhập từ hai quốc gia này chủ yếu là than cám, phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện trong các khu chế xuất, khu công nghiệp.

Giá than nhập bình quân các nước hiện rẻ hơn 1,5 triệu đồng/tấn so với giá than xuất khẩu của Việt Nam cùng thời điểm.

Lượng than xuất của Việt Nam trong 7 tháng qua đạt hơn 410.800 tấn, kim ngạch hơn 57 triệu USD, giá bán bình quân 3 triệu đồng/tấn, bằng một nửa giá than nhập từ Trung Quốc và cao hơn gần 3 lần giá than nhập từ Indonesia.

Theo thống kê của Tổng cục Hải qua, đối với dầu thô, trong 7 tháng đầu năm Việt Nam đã nhập hơn 7,2 triệu tấn, kim ngạch hơn 2,35 tỷ USD, bình quân giá dầu thô nhập khoảng 7,5 triệu đồng/tấn.

Sản lượng dầu thô nhập khẩu về Việt Nam cũng tăng gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá nhập khẩu dầu thô 7 tháng đầu năm 2020 chỉ bằng 65% so với cùng kỳ năm trước (11 triệu đồng/tấn). Điều này có lợi cho các nhà máy lọc hoá dầu tại Việt Nam, khi giá dầu thô giảm đáng kể.

Q.L

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên