Sumitomo đầu tư xây dựng mạng lưới hậu cần công nghệ mới ở Việt Nam
Sumitomo đóng góp một nửa vào nguồn vốn khoảng 4 tỷ JPG (37 triệu USD) cho dự án này.
Tập đoàn Nhật Bản Sumitomo đã đầu tư vào một nhà khai thác cảng lớn của Việt Nam, nhằm mục đích nắm bắt nhu cầu ngày càng tăng đối với các dịch vụ hậu cần khi các nhà sản xuất chuyển sản xuất sang quốc gia Đông Nam Á này trong cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc kéo dài. Sumitomo hợp tác với công ty logistic cũng của Nhật - Suzuyo và một quỹ công tư Nhật Bản chuyên đầu tư cơ sở hạ tầng để đầu tư vào Gemadept. Gemadept sở hữu sáu cảng tại Việt Nam, xử lý 1,7 triệu container và chiếm hơn 10% thị phần.
Sumitomo đóng góp một nửa vào nguồn vốn khoảng 4 tỷ JPG (37 triệu USD) cho dự án này. Với nhu cầu vận chuyển container tăng 7% hàng năm tại Việt Nam, Sumitomo có kế hoạch xây dựng một mạng lưới hậu cần kết nối các nhà máy với các cảng để xuất khẩu liền mạch hàng hóa sản xuất trong nước. Sumitomo là minh chứng cho thấy giờ ngay cả các các công ty lớn cũng muốn kiếm tiền từ việc tái cơ cấu chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc bởi cuộc chiến thương mại.
Sumitomo hiện đang điều hành ba khu công nghiệp ở ngoại ô Hà Nội và sở hữu một công ty hậu cần tại Nhật. Việc hợp tác sẽ đưa các nhà máy, cơ sở hậu cần và cảng vào sự quản lý của Sumitomo, cho phép giảm hiệu quả và giảm chi phí.
Để đạt được điều đó, Sumitomo sẽ phát triển một ứng dụng điện thoại thông minh cho phép các tài xế xe tải rút ngắn các quy trình tải tại cảng và xử lý điện tử các thủ tục giấy tờ khác.
Tại cảng Hải Phòng, các tài xế thường phải chờ một đến hai giờ để hàng hóa được chất lên tàu. Suzuyo đã rút ngắn thời gian chờ đợi như vậy xuống còn trung bình 12 phút tại Nhật Bản và có kế hoạch áp dụng công nghệ này tại Việt Nam. Theo dõi chuyển động của xe tải sẽ cho phép hàng hóa được tải cả hai chiều.
Sumitomo ước tính, nếu tất cả các xe tải chở hàng trên cả hai chiều cho chuyến đi 150 km giữa Hà Nội và Hải Phòng, nó sẽ mang lại khoản tiết kiệm hàng năm là 18 triệu USD. Khoảng 14 triệu container tương đương hàng hóa được vận chuyển ra và vào Việt Nam hàng năm. Với tốc độ tăng trưởng 7%, con số dự kiến sẽ đạt 23 triệu container vào năm 2025.
"Với cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, số lượng container được xử lý sẽ còn tăng hơn nữa", một nguồn tin của Sumitomo cho biết. Xuất khẩu tăng cũng đã thúc đẩy nhu cầu đối với các hộp các tông, được sử dụng để vận chuyển các sản phẩm điện tử và may mặc. Hàng hóa được vận chuyển trong hộp các tông chiếm 60% tổng kim ngạch xuất khẩu ra khỏi Việt Nam về mặt giá trị.
Một nhà công ty khác của Nhật Bản, Marubeni, đang xây dựng một nhà máy hộp các tông ở ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh với giá khoảng 12 tỷ JPG, với kế hoạch đưa nhà máy vào hoạt động trong năm tài chính 2020. Nhà máy sẽ có công suất hàng năm là 350.000 tấn, với mục tiêu đưa Marubeni lên vị trí dẫn đầu thị trường.