Sủng ái nhầm 1 người, tin nhầm 1 người, chọn sai 1 người, Càn Long khiến Thanh triều về sau lao đao, không thể ngóc đầu
Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về những sai lầm khiến Càn Long chết đi rồi vẫn để lại gánh nặng cho con cháu.
- 18-03-2021Đại thần Thục Hán tài đức vẹn toàn, liên tục được Gia Cát Lượng và Tưởng Uyển cất nhắc nhưng cuối cùng mất tất cả vì không biết giữ mồm
- 17-03-2021Tìm thấy thứ này trong cung của Lưu Thiện, tướng Tào Ngụy vừa nhìn đã biết Gia Cát Lượng có sống cũng chẳng cứu nổi nước Thục
- 16-03-2021Đội quân của Tư Mã Ý xuất hiện 1 lão tướng, Gia Cát Lượng vừa nghe tin đã ngẩng mặt lên than trời: "Mệnh ta đến đây đã tận!"
Khi xem các bộ phim cổ trang, nhân vật khiến chúng ta hâm mộ nhất chắc chắn chính là các vị Hoàng đế, vì Hoàng đế sở hữu hậu cung ba ngàn giai lệ, tất cả thiên hạ cũng đều thuộc về Hoàng đế, ai ai cũng kính sợ Hoàng đế, mọi người đều xoay quay Hoàng đế, Hoàng đế là người nắm trong tay quyền sinh sát.
Giống như trong bộ phim "Như Ý truyện" và "Diên Hi công lược" đã chiếu, Hoàng đế muốn ai sống thì người đó sẽ sống, muốn ai chết thì người đó phải chết.
Nếu người làm Hoàng đế có tài năng đức độ sẽ giúp cuộc sống của nhân dân trăm họ ấm no hạnh phúc, không phát sinh bạo loạn. Còn nếu kẻ làm Hoàng đế dốt nát vô năng, sẽ khiến lòng dân oán than, cuối cùng sẽ bị các thế lực đứng lên lật đổ, phải phân quyền cho cả những người khác chứ không thể nắm quyền hành một mình như trước, đồng thời phải xử lý vô số chuyện hậu cung ghen tuông đấu đá.
Một Hoàng đế có tài năng đức độ sẽ được lưu truyền nghìn năm, còn nếu dốt nát vô năng sẽ bị sử sách ghi lại, bị con cháu đời sau chỉ trách.
Càn Long lên ngôi năm 25 tuổi, tại vị 60 năm, trong thời gian tại vị, thiên hạ phồn vinh hưng thịnh, tiềm lực quốc gia lớn mạnh.
Hình ảnh nhân vật vua Càn Long trên phim.
Càn Long mở ra thời kỳ thịnh thế, lãnh thổ quốc gia vô cùng rộng lớn, kinh tế đất nước phát triển hưng thịnh.
Nhưng đến thời gian sau, quốc gia suy yếu, Càn Long bắt đầu sa sút tinh thần, chìm đắm trong cuộc sống vàng son, xa hoa đồi trụy, còn lãng phí biết bao nhân lực, tài lực đi Giang Nam, kết quả là nhân dân lầm than, không thiết sống nữa.
Cả đời Càn Long đã cống hiến rất nhiều cho đất nước, nhưng cũng chính ông đã phạm phải 3 sai lầm chí mạng trên đời.
1. Sủng ái nhầm 1 người
Việc thứ nhất là Càn Long sủng ái nhầm Lệnh Phi .
Trong bộ phim "Diên Hi công lược", Ngụy Anh Lạc trong vai Lệnh Phi, là một phi tần rất được sủng ái, từ một cung nữ nhỏ bé trong cung, tiến cung vì muốn trả thù cho chị gái, sau cùng lại trở thành người được Càn Long yêu thích nhất.
Càn Long rất yêu thích Lệnh Phi, vì nàng mà đã làm ra không ít việc sai lầm, một Lệnh Phi tinh quái, kỳ lạ, khác với tất cả mọi người khiến Càn Long sinh lòng yêu thích vô cùng.
Vì Lệnh Phi, Càn Long bỏ mặc tất cả phi tần trong hậu cung, khiến hậu cung lạnh lẽo như chốn lãnh cung. Các vị phi tần vì không được sủng ái, nên không thể mang thai Hoàng tử, cho nên con trai của Càn Long rất ít, đến khi Càn Long lập Thái tử cũng bởi thế mà có ít sự lựa chọn.
2. Tin nhầm 1 người
Việc thứ hai là Càn Long tin nhầm Hòa Thân.
Nhắc đến Hòa Thân chắc chắn mọi người đều biết Hòa Thân là người có lòng tham không đáy, là vị quan tham trong triều đình nhà Thanh.
Ban đầu khi Hoàng đế sai người đến tư gia của Hòa Thân trưng thu vật phẩm đã không thu được gì, bởi vì Hòa Thân đã giấu tất cả bảo vật bên trong tường nhà.
Sau khi phá dỡ tường nhà, người ta mới tìm thấy rất nhiều vàng bạc châu báu, con số lớn vô cùng, đủ để chu cấp ăn mặc ở cho rất nhiều dân chúng Đại Thanh.
Lòng tham không đáy của Hòa Thân nói cho cùng cũng là do Càn Long dung túng mà thành.
Hòa Thân có tài nịnh hót, miệng trơn như bôi mỡ, nịnh Càn Long đến mê muội, cho nên Hòa Thân thích gì chỉ cần Càn Long có đều sẽ ban cho ông ta, cũng từ đó mà tạo nên bản chất tham lam của Hòa Thân.
3. Chọn sai 1 người
Việc thứ ba là Càn Long chọn sai Thái tử. Bởi vì Càn Long có ít con trai, đến khi chọn Thái tử thì chẳng có mấy người để chọn, cuối cùng ông chọn con trai của Lệnh Phi – vị phi tử được ông sủng ái nhất làm Thái tử. Nhưng vị Thái tử này lại rất tầm thường, không có tài năng.
Người này về sau trở thành Gia Khánh đế, trong thời gian Gia Khánh đế tại vị, ông thực thi chính sách bế quan tỏa cảng, đi lệch với phát triển của thời đại. Nhận xét một cách toàn diện thì đây là một vị hoàng đế có tư chất tầm thường, không có gì xuất sắc của nhà Thanh.
Pháp luật và Bạn đọc