Suy dinh dưỡng vẫn là thách thức lớn với trẻ em Đông Nam Á
Ý nghĩa sức khỏe cộng đồng quan trọng từ kết quả phân tích khảo sát dinh dưỡng khu vực Đông Nam Á (SEANUTs II): 'gánh nặng gấp ba' về dinh dưỡng, bao gồm việc cùng lúc tồn tại tình trạng: suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng và thừa cân/béo phì.
"Gánh nặng gấp ba" xảy ra đồng thời ở bình diện quốc gia nhưng cũng có thể xảy ra trong cùng một gia đình. Nghiên cứu được FrieslandCampina khởi xướng và thực hiện từ 2019 đến năm 2021 cùng với các đối tác là các trường đại học và viện nghiên cứu hàng đầu ở Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.
Trẻ em Đông Nam Á cần nguồn dinh dưỡng cân bằng
SEANUTS II tiếp nối Chương trình khảo sát Dinh dưỡng Đông Nam Á (SEANUTS I), được thực hiện vào năm 2012. SEANUTS II cho thấy tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi và thiếu máu vẫn tồn tại, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trẻ càng lớn thì tỷ lệ thừa cân béo phì càng cao, cao nhất ở lứa tuổi tiểu học. Hầu hết trẻ em không được đáp ứng nhu cầu trung bình về lượng canxi và vitamin D, và có biểu hiện thiếu vitamin D. "Gánh nặng gấp ba" này cần được giải quyết bằng các chương trình giáo dục và can thiệp dinh dưỡng thích hợp.
Nhận xét về kết quả nghiên cứu, Tiến sĩ Poh Bee Koon, Giáo sư Dinh dưỡng tại Khoa Khoa học Sức khỏe của đại học Kebangsaan Malaysia, phụ trách nghiên cứu SEANUTS II tại Malaysia giải thích: "Dinh dưỡng lành mạnh là sự cân bằng, điều độ và đa dạng. Nếu trẻ em không nhận được dinh dưỡng cần thiết, các em sẽ không thể tăng trưởng và phát triển đúng cách. Nghiên cứu mới của chúng tôi cho thấy, hơn 70% trẻ em ở cả 4 quốc gia không được đáp ứng nhu cầu trung bình về canxi và hơn 84% không được đáp ứng nhu cầu vitamin D trung bình. Những con số này nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết cải thiện chất lượng bữa ăn, cũng như mức độ tiếp cận sản phẩm thực phẩm giàu dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu của trẻ em, để các em dễ dàng tiếp cận với nguồn dinh dưỡng lành mạnh ".
Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ cấp thiết của việc cải thiện khả năng tiếp cận với nguồn dinh dưỡng tốt hơn.
Kết quả nghiên cứu là nền tảng để cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em Việt Nam
Margrethe Jonkman, Giám đốc Toàn cầu, Viện Nghiên cứu & Phát triển, FrieslandCampina, cho biết: "Nghiên cứu là chìa khóa để hiểu rõ hơn về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em tại từng địa phương. Kết quả từ nghiên cứu này sẽ giúp FrieslandCampina phát triển các sản phẩm tốt hơn và giá cả phải chăng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em và thiết lập các chương trình thúc đẩy chế độ ăn uống cân bằng và lối sống tích cực với sự cộng tác của chính quyền địa phương, nhân viên y tế và trường học.".
Tại Việt Nam, dựa trên kết quả của nghiên cứu SEANUTS I, FCV đã nghiên cứu nhiều dòng sản phẩm sữa nước và sữa bột, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng thực tế của trẻ em. Bên cạnh đó, có các chương trình khuyến khích, cổ vũ lối sống lành mạnh ở trẻ như Uống sữa, Vận Động, Khỏe Mạnh. Từ năm 2020, FrieslandCampina Việt Nam nâng tầm chiến dịch bằng chương trình hợp tác với bộ Giáo dục và Đào tạo trong 5 năm (2020 – 2025) với các hoạt động thiết thực như xây dựng sân chơi, thiết kế các chương trình giáo dục dinh dưỡng… dự kiến trong 5 năm sẽ có 65 sân chơi đạt chuẩn, 1.250 góc dinh dưỡng tại các trưởng tiểu học tiếp cận 1,5 triệu học sinh tiểu học trên cả nước.
Tập đoàn FCV ứng dụng kết quả nghiên cứu SEANUTS tạo dựng nền tảng dinh dưỡng vững vàng cho trẻ em Việt Nam phát triển toàn diện. Ảnh minh họa
Ông Richard Kiger, tổng giám đốc FCV chia sẻ: "từ kết quả nghiên cứu này, chúng tôi sẽ cùng với các cơ quan chuyên trách tạo ra nhiều chương trình hành động nâng cao thể chất và trí tuệ của trẻ em Việt Nam hơn nữa để cùng đóng góp vào mục tiêu chung vì một Việt Nam vươn cao, vượt trội."
Là Tập Đoàn sữa hàng đầu thế giới, với kinh nghiệm và tri thức đúc kết từ 150 năm vận hành và phát triển, FrieslandCampina hiện đang đứng trong Top 3 Sáng kiến tiếp cận dinh dưỡng toàn cầu (ATNI). Thực hiện cam kết tạo nên nguồn dinh dưỡng tốt hơn giúp cho dân số ngày càng tăng trên toàn cầu được tiếp cận với nguồn dưỡng chất phù hợp với thu nhập của tất cả mọi người bằng những nghiên cứu và cải tiến liên tục, trong đó SEANUTS là một trong những chương trình tiêu biểu.
Các kết quả chính từ báo cáo SEANUTS II
Nghiên cứu này được thực hiện tại Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Tổng số 13.933 trẻ em từ 6 tháng đến 12 tuổi lựa chọn tham gia nghiên cứu tại các trường học ở thành thị và nông thôn, trung tâm y tế xã và các tổ chức hành chính cấp huyện. Các điều tra viên chính từ các trường đại học hàng đầu, cùng với các chuyên gia và các nhóm nghiên cứu viên thu thập số liệu tại địa phương, chịu trách nhiệm thiết kế nghiên cứu và thu thập dữ liệu. Cùng với các nhóm lưu động thường trú tại địa phương thu thập dữ liệu từ năm 2019 đến năm 2021.
SEANUTS II được ủy quyền và tài trợ bởi FrieslandCampina. Nghiên cứu này được thực hiện với sự phối hợp của Đại học Indonesia (Indonesia); trường Đại học Kebangsaan Malaysia (Malaysia); Đại học Mahidol (Thái Lan) và Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Việt Nam). Nghiên cứu SEANUTS I được thực hiện vào năm 2010 và 2011. Để biết thêm chi tiết, xin mời truy cập website: seanuts.frieslandcampina.com.