Suy thoái "đã đến" từ sau mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý I của các doanh nghiệp Mỹ?
Khi nền kinh tế Mỹ đứng trên bờ vực suy thoái, Phố Wall vốn đã phải chịu đựng đợt suy giảm lợi nhuận doanh nghiệp dài nhất trong vòng 7 năm.
- 13-05-2023‘Chứng khoán rất tốt nhưng chúng tôi rất tiếc’: Người dân xứ cờ hoa coi đây mới là tài sản đầu tư số 1 thời kinh tế bất ổn
- 13-05-2023Ngỡ ngàng nhà hàng lẩu lớn nhất thế giới tại Trung Quốc: Chiếm gọn ngọn đồi phục vụ gần 6.000 người, tìm chỗ giữa 800 bàn là cả thử thách, khách than ‘ăn xong xuống bãi xe đã đói’
- 12-05-2023Thời thế thế thời: Vợ kiếm nhiều tiền hơn chồng càng giúp hôn nhân êm ấm, còn cổ hủ là còn nghèo
Khi mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 1 sắp kết thúc, lợi nhuận các công ty thuộc S&P 500 ước tính đã giảm trung bình 3,7% so với 1 năm trước. Mặc dù dữ liệu Bloomberg Intelligence tổng hợp cho thấy 78% công ty có kết quả vượt dự báo, nhưng đều kém ấn tượng hơn so với kỳ vọng.
Quan trọng hơn, đây là quý thứ hai liên tiếp lợi nhuận của các doanh nghiệp Mỹ giảm. Dự báo lợi nhuận sẽ giảm tiếp vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 6, trong đó mức sụt giảm là 7,3%. Theo tính toán của các nhà phân tích, áp lực lãi suất tăng cao và nhu cầu người tiêu dùng giảm sẽ kéo dài sang đến quý 3 năm 2023, ngược lại với những dự đoán phục hồi.
Điều đó ngầm báo hiệu một cuộc suy thoái lâu hơn so với thời kỳ đại dịch. Tình trạng lợi nhuận giảm hơn 3/4 xảy ra gần nhất vào năm 2015-2016, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất lần cuối.
Chiến lược gia cấp cao Marija Veitmane của State Street Global Markets, cho biết: “Những người lạc quan sẽ cho rằng dự đoán tiêu cực của các nhà phân tích đã không thành hiện thực, phần lớn các công ty đã vượt mục tiêu trong quý đầu tiên. Còn những người bi quan sẽ nói rằng lợi nhuận đang giảm và tiếp tục yếu dần trong tương lai”.
Dưới đây là những điểm chính rút ra từ mùa cáo cáo kết quả kinh doanh và một số dự báo trong các quý tới.
Áp lực biên lợi nhuận
Nền kinh tế phát triển chậm lại đang ảnh hưởng đến biên lợi nhuận. Nhiều dự báo nói rằng chỉ số này sẽ còn giảm cho đến quý 3 năm nay.
Giám đốc Anneka Treon của công ty quản lý tài sản Van Lanschot Kempen cho biết: “Mặc dù kết quả quý đầu tiên có vẻ tốt, nhưng chúng tôi nhận thấy các vết nứt xuất hiện khi tăng trưởng doanh số bán hàng vượt xa tăng trưởng lợi nhuận”.
Các công ty đã phải sa thải công nhân. Hàng chục nghìn người trong mọi lĩnh vực từ công nghệ đến bán lẻ đã bị cắt giảm. Hệ quả sẽ được thể hiện trong quý 2.
Những cơn gió ngược ngành ngân hàng
Lãi, doanh thu giao dịch và dòng tiền gửi bùng nổ tại các ngân hàng lớn đã giúp lợi nhuận các nhà băng bớt căng thẳng trong tháng 3. CEO Jamie Dimon của PMorgan Chase & Co thậm chí còn tuyên bố cuộc khủng hoảng sắp kết thúc.
Nhưng những cơn gió ngược khác đang lờ mờ xuất hiện. Ngày càng nhiều người Mỹ chậm trả nợ. Bốn ngân hàng lớn nhất nước Mỹ đã ghi nhận việc xóa nợ cho các khoản vay tiêu dùng khó đòi tăng 73% so với năm trước. Các khoản dự trữ cũng tăng vọt.
Chiến lược gia thị trường Paul de la Baume tại FlowBank SA cho biết thị trường tài chính có thể chứng kiến sự sụp đổ của các doanh nghiệp nhỏ khi ngân hàng giảm cho vay. Và nó cũng sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
CEO Jenny Johnson của công ty đầu tư Franklin Templeton Investments cho rằng các vấn đề có thể ảnh hưởng đến bất động sản thương mại. Vì các ngân hàng nhỏ là chủ nợ khoảng 25% khoản vay trong lĩnh vực này.
Các vụ vỡ nợ nghiêm trọng của các công ty như Brookfield Corp. và Columbia Property Trust đã làm rung chuyển lĩnh vực bất động sản. Chỉ số bất động sản trong S&P 500 đi ngang trong năm nay, làm ảnh hưởng đến chỉ số chung.
Công nghệ thống lĩnh
Các công ty công nghệ là ngôi sao sáng trong quý đầu tiên. Apple Inc., Meta Platforms Inc., công ty mẹ của Google là Alphabet Inc. và Amazon.com Inc. đều vượt kỳ vọng. Họ cũng đang được hưởng lợi từ các dấu hiệu Fed sắp ngừng tăng lãi suất. Tuy nhiên, lợi nhuận của ngành dự kiến sẽ giảm hơn 7% trong quý thứ hai.
Chủ tịch Thomas Hayes của Hill Capital, là một trong số những nhà đầu tư đang tìm cách tận dụng những đợt cổ phiếu công nghệ giảm giá ngắn hạn. Ông cho rằng lợi nhuận sụt giảm trong lĩnh vực công nghệ là điều ai cũng biết và thị trường sẽ kỳ vọng đợt phục hồi trong những tháng tới.
Hỗ trợ từ Trung Quốc
Việc Trung Quốc mở cửa trở lại là điều rất quan trọng đối với các thị trường. Các doanh nghiệp hàng xa xỉ và hàng hóa đang gặt hái nhiều lợi ích to lớn. Các doanh nghiệp Mỹ ít phụ thuộc vào doanh số bán hàng từ Trung Quốc hơn so với châu Âu và châu Á. Song các công ty như Coach Tapestry Inc. và nhà điều hành sòng bạc Las Vegas Sands đã báo cáo lợi nhuận tăng lên từ sự phục hồi của Trung Quốc.
Mua lại cổ phần đạt đỉnh
Việc mua cổ phần của công ty từ lâu đã là một trong những nguồn hỗ trợ lớn nhất cho Phố Wall và lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của chính các công ty. Bây giờ chúng đang suy yếu khi chi phí đi vay tăng lên và dự trữ tiền mặt thu hẹp lại.
Tham khảo Bloomberg
Nhịp Sống Thị Trường