Tại buổi họp lớp sau 7 năm, tôi nhận ra: Lớn lên, chẳng ai hỏi ngày xưa được mấy giấy khen mà chỉ muốn biết "lương bạn bao nhiêu"
Trường đời khác xa trường học, khi trưởng thành, sẽ chẳng còn ai bận tâm ngày xưa bạn xuất sắc như thế nào. Người ta sẽ chỉ để ý đến lương và địa vị hiện tại của bạn mà thôi.
- 07-05-2023Vì sao bố mẹ sinh trong thời khó vẫn nhà xe đủ cả, giới trẻ đi làm quanh năm có người chẳng đủ ăn, nợ nần chồng chất
- 07-05-2023Nhận được cuộc gọi chớp nhoáng, hình ảnh và âm thanh chập chờn từ người thân: Tắt máy nhanh và hãy gọi cảnh sát!
- 07-05-2023Thầy giáo Harvard hóa vị tỷ phú Do Thái thông minh nhất thế giới: Khởi nghiệp từ hơn 100 triệu tiền mừng cưới, sau 1 lần mất trắng mới tỉnh ngộ và sớm bứt tốc
*Dưới đây là bài chia sẻ của tài khoản có tên Nhuệ Thu, được đăng trên trang Toutiao (Trung Quốc).
Ngày xưa khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nhiệm vụ của mỗi học sinh đều là chăm ngoan và cố gắng học thật giỏi. Bố mẹ sẽ vì thành tích của bạn mà hãnh diện. Còn thầy cô sẽ dựa vào những sự cố gắng và điểm số của bạn để đánh giá năng lực. Những năm tháng đó, đứa trẻ nào cũng muốn mình đạt được nhiều giấy khen để về khoe với gia đình, để có thể tự hào và có được sự ngưỡng mộ từ bạn bè. Tôi cũng là đứa trẻ nằm trong số đó.
Từ bé đến lớn, tôi luôn là học sinh giỏi của khối, là lớp trưởng gương mẫu trong mắt bạn bè, thầy cô. Lên đại học, tôi thi đậu vào một trường cũng khá tiếng tăm ở thành phố. Ai cũng nghĩ sau này tương lai của tôi sẽ vô cùng xán lạn. Ngay cả bản thân tôi cũng từng nghĩ như vậy, thế nhưng chuyện của tương lai thực sự khó mà đoán định được.
Tôi của năm 27 tuổi làm công việc văn phòng ở thành phố. Nhờ tấm bằng đại học, tôi cũng tìm được một môi trường làm việc phù hợp. Mỗi tháng, lương của tôi rơi vào khoảng 10.000 NDT, cũng gọi là đủ sống một mình ở nơi phố thị sầm uất. Bản thân tôi vốn là người an phận thủ thường nên cũng khá hài lòng với những gì có được ở hiện tại. Tuy nhiên tại buổi họp lớp cấp 3 sau 7 năm ra trường, thế giới quan của tôi đã có nhiều thay đổi khi gặp lại những người bạn bè cũ.
1. Điểm số ngày xưa không quyết định vị trí của bạn ở hiện tại
Gặp lại sau 7 năm, Vương Kha - cậu bạn nghịch ngợm, lười học nhất lớp năm nào giờ đã trở thành một CEO nổi tiếng. Tuệ Nhi, cô bạn giỏi tiếng anh nhất lớp tôi lớn lên lại nhà bà chủ một tiệm hoa chứ không phải là nhà ngoại giao như bố mẹ cô ấy mong muốn. Cứ ngỡ Tuấn Kiệt sẽ theo đuổi công việc IT, nhưng cậu ấy bây giờ lại là một anh quay phim mẫn cán. Có lẽ bạn bè tôi cũng không ngờ được, cô lớp trưởng với nhiều thành tích nổi bật như tôi năm nào giờ đây chỉ là một cô nhân viên văn phòng lương “3 cọc - 3 đồng”.
Sau 7 năm, câu chuyện của chúng tôi giờ đây đã khác. Ít ai đề cập đến chuyện cũ, đa số đều hỏi thăm nhau về công việc và cuộc sống. Họ hỏi tôi làm công việc gì, lương tháng bao nhiêu, bao giờ kết hôn, có thăng chức tăng lương hay không, thuê nhà hết bao nhiêu… Tôi trầm trồ về sự thành công và giàu có của các bạn, và cũng cảm thấy hơi tự ti khi nhắc đến câu chuyện của bản thân mình.
2. Không có "định nghĩa tiêu chuẩn" về giàu có và hạnh phúc
Lúc mới tốt nghiệp, chúng tôi đều có những hướng đi riêng cho mình. Người đi du học, người học đại học, cũng có người lại quyết định đi làm luôn. Tuy hướng đi khác nhau nhưng tựu trung đều “lăn xả” vào đời chỉ vì mưu cầu một tương lai tốt đẹp hơn. 7 năm đã trôi qua, cuộc sống chúng tôi đều có nhiều biến động, thế nhưng dường như ai cũng đang biết cách tự hài lòng với những điều mình đang có.
Là một CEO, công việc hàng ngày của Vương Kha rất bận rộn nên ít có thời gian cho gia đình. Bù lại, cậu ấy lại có được sự tự do về tài chính nên cuộc sống cũng dễ thở hơn chúng tôi.
Tuệ Nhi sau khi tốt nghiệp đại học, cô ấy đã phải đấu tranh với bố mẹ trong thời gian dài để tự mình khởi nghiệp với tiệm hoa nhỏ. Thất bại là chuyện thường gặp nhưng những khó khăn đó lại giúp tôi luyện nên một Tuệ Nhi mạnh mẽ và thành công như ở hiện tại. Dù không được đấng sinh thành ủng hộ nhưng cô ấy lại có một người chồng tuyệt vời để cùng đồng hành và sẻ chia.
Còn về Tuấn Kiệt, tuổi 27 của cậu ấy là những chuỗi ngày phải đi quay, làm hậu kỳ. Đi sớm về khuya, nhiều lúc bị deadline “rượt” nhưng cậu ấy vẫn xem đó là một niềm vui và nỗ lực hoàn thành. Dù thường xuyên bị bố mẹ giục chuyện lập gia đình nhưng Tuấn Kiệt không vội mà một lòng chuyên tâm vào sự nghiệp của mình và hài lòng với cuộc sống độc thân hiện tại.
Bản thân tôi cũng vậy, dù không còn là “con nhà người ta” như xưa nhưng tôi thực sự hài lòng với cuộc sống hiện tại. Tôi không đặt cho mình những mục tiêu cao hơn bởi bản thân tôi biết rõ mình muốn gì và nên làm gì. Rõ ràng, sự giàu có hay hạnh phúc thực ra không có định nghĩa tiêu chuẩn. Suy cho cùng, chúng ta ai cũng có cuộc sống riêng và chỉ cần chúng ta hài lòng với điều đó là đã là đủ rồi.
(Theo Toutiao)
Thể thao & Văn hóa