Bí thư Đà Nẵng “không tiện nêu tên” nhà băng cho vay lãi cao
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng nói còn nhiều ngân hàng trên địa bàn không làm đúng quy định đưa lãi suất cho vay về 12%...
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng sáng 13/12, câu hỏi có hay không lợi ích nhóm trong ngành ngân hàng khi vốn huy động tăng 12,76% nhưng thực tế tiền cho vay tăng chỉ có 1,26% đã có câu trả lời.
Theo Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thành phố Đà Nẵng, ông Võ Minh thì 5 năm 2008 - 2012, vốn huy động trong các ngân hàng trên địa bàn này luôn thấp hơn dư nợ tín dụng khoảng 6 – 10 ngàn tỷ đồng. Riêng năm 2013, huy động vốn tăng 12,76 mặc dù có giảm hơn các năm trước nhưng vẫn duy trì ở mức bình thường. Còn tăng trưởng tín dụng do khó khăn chung của nền kinh tế nên tăng chỉ có 1,26%.
"Như vậy nguyên nhân mất cân đối giữa huy động và cho vay mang tính chất khách quan", ông Minh khẳng định.
Tuy nhiên, ông Minh cũng thừa nhận trên thực tế có xuất hiện một số ngân hàng thương mại huy động vốn nhiều nhưng cho vay ít, nguồn vốn huy động chuyển về hội sở chính để cho vay. Đây là các ngân hàng nằm trog diện tái cơ cấu từ đầu năm 2013. Nhận thấy hiện tượng không bình thường nói trên, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố đã thường xuyên nhắc nhở. Nếu xét về ảnh hưởng chung thì có ảnh hưởng nhưng không đáng kể, ông Minh nói.
Giải thích thêm về chênh lệch quá lớn giữa số tiền huy động và cho vay, ông Minh cho rằng nguyên nhân xuất phát từ hai phía, cả khách hàng và ngân hàng. Vì năm 2013 sức mua xã hội thấp, khả năng trả nợ của doanh nghiệp suy giảm do khó khăn trong sản xuất, điều kiện vay vốn chưa đầy đủ, chưa đáp ứng điều kiện giải ngân do tài sản của doanh nghiệp khó giao dich.
Về phía ngân hàng thì nợ xấu có xu hướng tăng cao, đồng thời phải cân đối tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy động để đảm bảo yêu cầu của ngân hàng trung ương trong tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, mục tiêu đến năm 2015 tỷ lệ này rút ngắn dưới 85% toàn hệ thống, trong khi đó tỷ lệ này ở Đà Nẵng đang dao động từ 110 đến 130%.
Để giải quyết việc này cần sự đồng tâm của cả hai phía, doanh nghiệp không nên dựa quá nhiều vào vốn vay ngân hàng, vị lãnh đạo cơ quan quản lý ngành ngân hàng khuyến cáo.
Trả lời chất vấn của đại biểu về tỷ lệ vốn cho vay với lãi suất trên 12%, ông Minh "đính chính" là Thống đốc có định hướng lãi suất cho vay không quá 13% và hiện nay số này chiếm 17% tổng dư nợ với 7.700 tỷ đồng, trong khi con số cho vay với lãi suất trên 13% đầu năm nay là 32.700 tỷ, chiếm 75%.
Ông cũng nêu rõ, nếu ngân hàng nào ra điều kiện phải tất toán nợ cũ mới được vay khoản mới với lãi suất thấp hơn là không đúng chỉ đạo của Thống đốc. Nếu doanh nghiệp nào gặp chuyện đó thì phản ánh đến chi nhánh Ngân hàng nhà nước để cùng xử lý, ông Minh đề nghị.
"Trước đây chênh lệnh giữa lãi suất tiền gửi và tiền vay ở biên độ chỉ khoảng 3- 4%, nay lên đến 5 -7% thì có bình thường không, phải chăng trong lúc kinh tế khó khăn thì ngân hàng lại kiếm lợi cao?", một vị đại biểu chất vấn.
"Ngày hôm qua chúng tôi mới vừa yêu cầu kiểm tra tình trạng cho vay lãi suất thấp hơn huy động, đây là hiện tượng bất thường", ông Minh trả lời.
Lãnh đạo chi nhánh ngân hàng Nhà nước Đà Nẵng cũng khẳng định không có chuyện chênh lệch giữa huy động và cho vay biên độ ngày càng cao mà càng ngày càng thấp xuống. Hơn nữa, "Thống đốc chỉ khuyến cáo chứ không hề có cơ chế bắt buộc các ngân hàng phải hạ lãi suất mà phải do thỏa thuận hai bên khi ký hợp đồng, họ tự hạ mới đúng chứ Ngân hàng Nhà nước không bắt buộc được".
Điều hành phiên chất vấn, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng, ông Trần Thọ lưu ý rằng Chính phủ đã quy định đưa lãi suất cho vay về 12%, song còn 17% dư nợ trên địa bàn có lãi suất trên 13%, như vậy là cao, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh.
Chủ tịch Trần Thọ còn nhấn mạnh hiện có 6 ngân hàng còn có đến 87% dư nợ cho vay có lãi suất trên 13%, song ông không tiện nêu tên. Ông đề nghị giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước phải chỉ đạo kiểm tra để hoạt động của các ngân hàng thương mại đi theo quỹ đạo của Chính phủ, góp phần ủng hộ "Năm Doanh nghiệp" của Đà Nẵng.
Theo Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thành phố Đà Nẵng, ông Võ Minh thì 5 năm 2008 - 2012, vốn huy động trong các ngân hàng trên địa bàn này luôn thấp hơn dư nợ tín dụng khoảng 6 – 10 ngàn tỷ đồng. Riêng năm 2013, huy động vốn tăng 12,76 mặc dù có giảm hơn các năm trước nhưng vẫn duy trì ở mức bình thường. Còn tăng trưởng tín dụng do khó khăn chung của nền kinh tế nên tăng chỉ có 1,26%.
"Như vậy nguyên nhân mất cân đối giữa huy động và cho vay mang tính chất khách quan", ông Minh khẳng định.
Tuy nhiên, ông Minh cũng thừa nhận trên thực tế có xuất hiện một số ngân hàng thương mại huy động vốn nhiều nhưng cho vay ít, nguồn vốn huy động chuyển về hội sở chính để cho vay. Đây là các ngân hàng nằm trog diện tái cơ cấu từ đầu năm 2013. Nhận thấy hiện tượng không bình thường nói trên, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố đã thường xuyên nhắc nhở. Nếu xét về ảnh hưởng chung thì có ảnh hưởng nhưng không đáng kể, ông Minh nói.
Giải thích thêm về chênh lệch quá lớn giữa số tiền huy động và cho vay, ông Minh cho rằng nguyên nhân xuất phát từ hai phía, cả khách hàng và ngân hàng. Vì năm 2013 sức mua xã hội thấp, khả năng trả nợ của doanh nghiệp suy giảm do khó khăn trong sản xuất, điều kiện vay vốn chưa đầy đủ, chưa đáp ứng điều kiện giải ngân do tài sản của doanh nghiệp khó giao dich.
Về phía ngân hàng thì nợ xấu có xu hướng tăng cao, đồng thời phải cân đối tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy động để đảm bảo yêu cầu của ngân hàng trung ương trong tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, mục tiêu đến năm 2015 tỷ lệ này rút ngắn dưới 85% toàn hệ thống, trong khi đó tỷ lệ này ở Đà Nẵng đang dao động từ 110 đến 130%.
Để giải quyết việc này cần sự đồng tâm của cả hai phía, doanh nghiệp không nên dựa quá nhiều vào vốn vay ngân hàng, vị lãnh đạo cơ quan quản lý ngành ngân hàng khuyến cáo.
Trả lời chất vấn của đại biểu về tỷ lệ vốn cho vay với lãi suất trên 12%, ông Minh "đính chính" là Thống đốc có định hướng lãi suất cho vay không quá 13% và hiện nay số này chiếm 17% tổng dư nợ với 7.700 tỷ đồng, trong khi con số cho vay với lãi suất trên 13% đầu năm nay là 32.700 tỷ, chiếm 75%.
Ông cũng nêu rõ, nếu ngân hàng nào ra điều kiện phải tất toán nợ cũ mới được vay khoản mới với lãi suất thấp hơn là không đúng chỉ đạo của Thống đốc. Nếu doanh nghiệp nào gặp chuyện đó thì phản ánh đến chi nhánh Ngân hàng nhà nước để cùng xử lý, ông Minh đề nghị.
"Trước đây chênh lệnh giữa lãi suất tiền gửi và tiền vay ở biên độ chỉ khoảng 3- 4%, nay lên đến 5 -7% thì có bình thường không, phải chăng trong lúc kinh tế khó khăn thì ngân hàng lại kiếm lợi cao?", một vị đại biểu chất vấn.
"Ngày hôm qua chúng tôi mới vừa yêu cầu kiểm tra tình trạng cho vay lãi suất thấp hơn huy động, đây là hiện tượng bất thường", ông Minh trả lời.
Lãnh đạo chi nhánh ngân hàng Nhà nước Đà Nẵng cũng khẳng định không có chuyện chênh lệch giữa huy động và cho vay biên độ ngày càng cao mà càng ngày càng thấp xuống. Hơn nữa, "Thống đốc chỉ khuyến cáo chứ không hề có cơ chế bắt buộc các ngân hàng phải hạ lãi suất mà phải do thỏa thuận hai bên khi ký hợp đồng, họ tự hạ mới đúng chứ Ngân hàng Nhà nước không bắt buộc được".
Điều hành phiên chất vấn, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng, ông Trần Thọ lưu ý rằng Chính phủ đã quy định đưa lãi suất cho vay về 12%, song còn 17% dư nợ trên địa bàn có lãi suất trên 13%, như vậy là cao, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh.
Chủ tịch Trần Thọ còn nhấn mạnh hiện có 6 ngân hàng còn có đến 87% dư nợ cho vay có lãi suất trên 13%, song ông không tiện nêu tên. Ông đề nghị giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước phải chỉ đạo kiểm tra để hoạt động của các ngân hàng thương mại đi theo quỹ đạo của Chính phủ, góp phần ủng hộ "Năm Doanh nghiệp" của Đà Nẵng.
Theo Nguyễn Lê