"Biện pháp hạ lãi suất tiền gửi USD của NHNN là chưa đủ"
Khi hạ lãi suất tiền gửi USD, NHNN kỳ vọng mức độ hấp dẫn của việc nắm giữ USD sẽ giảm đi tương ứng so với nắm giữ VND, khuyến khích người có tài sản chuyển sang nắm giữ tài sản bằng VND nhiều hơn là USD.
- 28-09-2015NHNN hạ lãi suất USD, có mạo hiểm thanh khoản?
- 28-09-2015ANZ: Giảm lãi suất USD chỉ là biện pháp mang tính kỹ thuật
- 27-09-2015NHNN bất ngờ giảm lãi suất tiền gửi USD về 0%/năm
- 27-09-2015Lạm phát và lãi suất
- 25-09-2015Rất khó giảm lãi suất cho vay
-
Biến số lạm phát trong nước luôn cần được dự đoán, phân tích khi muốn biết đường hướng của chính sách tiền tệ và lãi suất ở Việt Nam
-
Một khi đã đạt đến các ngưỡng an toàn và các cân nhắc vĩ mô tổng thể thì việc mua hay bán cần thiết phải dừng lại hoặc đảo chiều một cách cũng linh hoạt, thông qua điều chỉnh tỷ giá mua, bán tương ứng.
Đêm 27/9, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bất ngờ thông báo về việc điều chỉnh giảm lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ cuả tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, lần lượt xuống 0%/năm và 0,25%/năm từ mức trước đây lần lượt là 0,25% và 0,75%.
Theo NHNN, việc giảm lãi suất này là để ngăn chặn tình trạng găm giữ ngoại tệ nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả các biện pháp về chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng trong những tháng cuối năm 2015, đồng thời dựa theo đánh giá diễn biến kinh tế vĩ mô, tình hình thị trường tiền tệ, ngoại hối.
Điều đáng chú ý trước tiên là việc NHNN tuyên bố rõ về mục tiêu ngăn chặn tình trạng găm giữ ngoại tệ trong đợt giảm lãi suất tiền gửi USD lần này. Ngoài mục đích chính và rộng hơn là để tráng tình trạng đô la hóa trong hệ thống tài chính của Việt Nam, một mục đích lâu dài và xuyên suốt nhiều năm qua, việc NHNN trực tiếp đề cập rõ về tình trạng găm giữ ngoại tệ lần này vì nó liên quan trực tiếp đến mục tiêu ổn định tỷ giá VND/USD, đồng thời là mục tiêu hạ lãi suất cho vay VND.
Khi hạ lãi suất tiền gửi USD, NHNN kỳ vọng mức độ hấp dẫn của việc nắm giữ USD sẽ giảm đi tương ứng so với nắm giữ VND, khuyến khích người có tài sản chuyển sang nắm giữ tài sản bằng VND nhiều hơn là USD. Việc chuyển đổi danh mục tài sản như vậy sẽ góp phần làm giảm áp lực lên tỷ giá VND/USD mà NHNN đang cố gắng duy trì ở mức hiện tại cho đến ít nhất đầu năm sau. Đồng thời việc chuyển đổi sang nắm giữ tài sản bằng VND, chẳng hạn như tiền gửi tiết kiệm bằng VND, sẽ làm tăng nguồn cung VND trong hệ thống ngân hàng, giúp làm giảm áp lực lên mặt bằng lãi suất cho vay bằng VND nói chung đang có dấu hiệu căng thẳng.
Tuy vậy, hành động này của NHNN không phải là không có những giới hạn và hậu quả. Về giới hạn, có thể nói ngay rằng mức độ cắt giảm lãi suất tiền gửi USD lần này là không quá lớn, chỉ là 0,25 điểm phần trăm cho tiền gửi của các tổ chức và 0,5% cho cá nhân.
Tuy không nhất thiết tuân theo quan hệ 1:1, nhưng những mức cắt giảm lãi suất khá khiêm tốn như thế này sẽ chỉ góp phần giảm áp lực lên tỷ giá VND/USD và lãi suất VND trong chừng mực khá khiêm tốn như vậy nếu so với áp lực đang khá căng thẳng lên tỷ giá VND/USD cũng như mặt bằng lãi suất VND còn đang ở mức rất cao sao với khu vực và thế giới.
Về hậu quả, việc cắt giảm lãi suất tiền gửi USD đương nhiên sẽ làm giảm tính hấp dẫn cuả việc đầu tư tìm kiếm chênh lệch lãi suất ở Việt Nam, do đó làm giảm luồng vốn USD đổ vào Việt Nam trong những hoạt động đầu tư loại này. Dẫu rằng luồng vốn đầu tư loại này chỉ là luồng vốn “nóng”, đầy biến động và gây ảnh hưởng không tốt đến ổn định vĩ mô, nhưng trong nhiều thời điểm nó lại là luồng vốn bổ sung quan trọng cho cung ngoại tệ ở Việt Nam.
Hoặc xét từ góc độ khác, khi luồng vốn “nóng” này chạy ra khỏi Việt Nam một cách ồ ạt hoặc đột ngột, nó sẽ tạo áp lực đột biến lên tỷ giá VND/USD do nguồn cung USD trong nước trở nên mỏng hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nhiều khả năng nâng lãi suất USD lên trong tháng sau hoặc cuối năm nay, và theo đó là sự rút vốn USD đầu tư ở nước ngoài chuyển về Mỹ thì luồng vốn USD, gồm cả vốn “nóng” nói trên, đổ ra khỏi Việt Nam có nhiều khả năng sẽ tăng hơn nữa.
Bởi vậy, ở đây ta có thể thấy tình trạng khá khó khăn, phức tạp mà NHNN đang phải đối mặt. Một mặt, họ phải làm tăng tính hấp dẫn tương đối của VND so với USD để duy trì được tỷ giá ở mức hiện tại bằng cách hạ lãi suất tiền gửi USD để nới rộng doãng cách tiền gửi VND và USD ở Việt Nam.
Và lưu ý rằng việc hạ lãi suất tiền gửi USD không thể mạnh hơn được do lãi suất tiền gửi USD đã tiệm cận hoặc bằng 0% như đã thấy (Việt Nam cũng không thể hạ lãi suất tiền gửi USD xuống mức âm như một số nước khác đã làm với tiền gửi bằng bản tệ của họ để tránh bản tệ lên giá mạnh so với đồng USD làm ảnh hưởng đến xuất khẩu của họ, vì Việt Nam đang cần USD để tránh phải phá giá VND, như nói thêm ở dưới đây).
Nhưng mặt khác, NHNN phải duy trì một sự hấp dẫn đủ lớn để nguồn cung USD ở Việt Nam không bị suy giảm mạnh, nhất là khi FED chính thức nâng lãi suất USD. Mà để làm việc này thì lãi suất tiền gửi USD phải được duy trì ở mức đáng kể, đủ để thu hút và giữ chân nhà đầu tư nước ngoài. Nói cách khác, NHNN ít ra phải duy trì lãi suất tiền gửi USD ở mức như trước đây chứ không phải là hạ nó đi như ngày hôm qua.
Tuy còn khá sớm để thấy hiệu quả và phản ứng của thị trường với đợt hạ lãi suất tiền gửi USD lần này của NHNN, nhưng điều cần làm là có phương án dự phòng cho những khả năng xấu như tỷ giá vẫn ở mức căng thẳng và lãi suất VND vẫn “cố thủ” ở mức cao, chứng tỏ biện pháp hạ lãi suất tiền gửi USD vừa qua của NHNN là chưa đủ.