Bộ Tài chính: Sẽ kiểm soát ngoại tệ chuyển ra nước ngoài qua bảo hiểm
Khẳng định tái bảo hiểm ra nước ngoài đang chiếm 20% tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường, lãnh đạo Cục Quản lý giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính tiết lộ, cơ quan này đang dự thảo nghị định mới trong đó có kiểm soát lượng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài.
- 28-03-2016Thị trường USD trước lệnh cấm cho vay ngoại tệ
- 17-03-2016Hủy sạch giao dịch mua ngoại tệ kỳ hạn
- 18-02-2016Sẽ cân nhắc biện pháp hạn chế huy động ngoại tệ vào ngân hàng
- 28-01-2016Các ngân hàng giảm mạnh vay mượn ngoại tệ
Đưa ra thông tin này trong buổi họp báo chiều 29/3, bà Phạm Thu Phương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giám sát bảo hiểm khẳng định tái bảo hiểm ra nước ngoài đang chiếm 20% tổng doanh thu phí bảo hiểm.
Theo bà, hiện tổng vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp phi nhân thọ hiện khoảng 21.000 tỷ đồng trong khi một số công trình lớn như vệ tinh, thủy điện, năng lượng nguyên tử có thể có giá trị rất lớn
Điều này theo bà Phương, nếu một doanh nghiệp không chia sẻ với các doanh nghiệp khác thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới hàng triệu hợp đồng khác.
Tuy nhiên, bà Phương cũng chỉ ra, tái bảo hiểm ra nước ngoài cũng đang lộ ra những điểm hạn chế trong đó có việc các doanh nghiệp bảo hiểm phải phụ thuộc vào nhà tái bảo hiểm trong các điều kiện cung cấp cho khách hàng. Đặc biệt, lượng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài cũng là vấn đề được vị đại diện ngành tài chính nêu lên.
Theo đại diện cơ quan chức năng, nghị định hiện tại quy định, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được phép giữ lại mức trách nhiệm tối đa trên mỗi rủi ro hoặc trên mỗi tổn thất riêng lẻ không quá 10% vốn chủ sở hữu.
Tuy nhiên, theo vị đại diện Cục Quản lý giám sát bảo hiểm, thời gian tới, Bộ Tài chính đang trình Chính phủ mức giữ lại tối thiểu của các doanh nghiệp bảo hiểm. Điều này được bà nhận định có thể đảm bảo lượng nhất ngoại tệ nhất định được giữ lại thị trường trong nước và không phụ thuộc quá lớn vào thị trường tái bảo hiểm nước ngoài.
Bên cạnh đó, bà Phương cũng cho rằng, một trong những giải pháp cơ quan chức năng đang hướng tới là khuyến khích, tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp bảo hiểm tăng cường năng lực tài chính, vốn chủ sở hữu để đáp ứng tốt hơn trách nhiệm với người tham gia bảo hiểm./.
Tính đến nay, thị trường bảo hiểm Việt Nam có 61 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Trong năm 2015, tổng doanh thu toàn thị trường ước đạt 84.375 tỷ đồng, đạt khoảng 2% GDP. Mức tăng trưởng bình quân giai đoạn năm 2011-2015 đạt 16%/năm trong đó, lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăng bình quân 11,7%/năm; lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ tăng trưởng bình quân 24,6%/năm.
Vietnam+