Bộ trưởng Vũ Đức Đam: Sẽ xem xét nâng trần sở hữu cho các cổ đông nước ngoài
Đối với từng ngành cụ thể, Chính phủ sẽ quy định mức trần cổ phần, và các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, các cổ đông nước ngoài có thể mua.
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9, Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, nhà nước đã tiến hành sắp xếp DNNN và đây là quá trình dài, hơn 10 năm qua, từ 12.000 DNNN, chúng ta đã sắp xếp, cổ phần hóa, bán khoán cho thuê, còn lại hơn 1.300 doanh nghiệp. Hiện công việc tiến hành cổ phần hóa các DNNN vẫn đang được tiến hành khẩn trương.
Theo Bộ trưởng
Đam, cổ phần hóa không chỉ là vấn đề sở hữu vốn, mà vấn đề là thay đổi quản trị
của doanh nghiệp đó. Khi có yếu tố ngoài Nhà nước tham gia, quá trình quản trị
doanh nghiệp phải hoàn toàn minh bạch, công khai và theo tiêu chí chung của quốc
tế.
Đối với từng
ngành cụ thể, Chính phủ sẽ quy định mức trần cổ phần, và các doanh nghiệp ngoài
Nhà nước, các cổ đông nước ngoài có thể mua.
Ví dụ trong ngân
hàng, có các ngân hàng lớn là Vietinbank, Vietcombank, BIDV cũng đã cổ phần
hóa. Hiện nay mức trần được Chính phủ cho phép là 30%. Tới đây xem xét nâng mức
đó lên.
“Cổ phần hóa
không có nghĩa chúng ta phải bán hết, cũng không có nghĩa là phải giữ lại 70%
hay 51%, mà tùy từng ngành, từng lĩnh vực. Vai trò chủ đạo, nòng cốt không chỉ
nằm ở quy mô và số lượng của doanh nghiệp. Ngay trong một doanh nghiệp, ví dụ
như ở nước ngoài, không nhất thiết Nhà nước phải giữ đa số, dù Nhà nước chỉ có
1% cổ phần thì đấy là cổ phần vàng, Nhà nước vẫn được quyền quyết định”.
Vì vậy, Bộ trưởng
khẳng định việc tiến hành cổ phần hóa DNNN hoàn toàn không trái với định hướng,
cương lĩnh và Dự thảo Hiến pháp. Điều này chỉ làm cho DNNN hiệu quả hơn, đảm
đương chức năng quan trọng trong nền kinh tế, trong đó có chức năng dẫn dắt.
Khánh Linh (lược ghi theo Họp báo Chính
phủ)