MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

“Cần tăng cường khả năng chống đỡ các cú sốc bằng công cụ tài chính”

22-10-2014 - 07:16 AM | Tài chính - ngân hàng

Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là cả một chặng đường dài, phải minh bạch và đặt mục tiêu hoàn thành dứt điểm thì mới có thể làm được.

Trong phiên thảo luận tại tổ ngày 21/10, các đại biểu tham dự đã trao đổi và thảo luận nhiều vấn đề về tình hình KT-XH, ngân sách Nhà nước, nợ công, nợ xấu ...

Theo đại biểu Phạm Huy Hùng (đoàn đại biểu Hà Nội) cho biết “Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ có nguồn lực kinh tế công nghiêp. Nhưng cho đến nay liệu đã thật sự có ngành mũi nhọn then chốt nào, có sản phẩm nào thương hiệu đủ mạnh để cạnh tranh trên thị trường quốc tế chưa?"

Trong hầu hết các phiên họp đều nhấn mạnh đến mục tiêu tăng trưởng, hoàn thành tái cơ cấu, song đa số đều mang tính ngắn hạn. Điều quan trọng hơn cả là lãnh đạo một số bộ, ngành vẫn còn thiếu tính công khai, minh bạch trong công tác quản lý và điều hành.

Xem thêm dòng sự kiện: Kỳ họp thứ 8 -Quốc hội khóa XIII



Về vấn đề tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, theo ông Hùng, đây là cả một chặng đường dài, phải minh bạch và đặt mục tiêu hoàn thành dứt điểm thì mới có thể làm được. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hiện nay chưa đi vào thực tế. Lãi suất cho vay phải giảm thấp hơn để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đồng thời, đại biểu Hùng cũng nhận định, các vấn đề tồn tại hiện nay là hệ quả của những năm trước. Do đó, bây giờ cần giải quyết dứt điểm những tồn tại trước.

"Trái phiếu phát hành càng lớn thì vốn cho tư nhân càng giảm, phải hỗ trợ tốt hơn chính sách tài khóa và tiền tệ. VN cần tăng cường khả năng chống đỡ các cú sốc bằng công cụ tài chính” - Đại biểu Phạm Huy Hùng kết luận.

Trong khi đó, thảo luận về vấn đề nợ xấu, đại biểu Đinh Xuân Thảo cho biết "Đánh giá nợ xấu thế nào, hướng xử lý ra sao, theo tôi, cách làm của chúng ta hiện nay cơ bản đúng hướng".

Tuy nhiên, chúng ta mới chỉ xử lý chủ yếu qua công ty mua bán nợ, VAMC chỉ mua quyền sử dụng, không mua quyền sở hữu nên còn vướng mắc theo luật dân sự. Vấn đề này Quốc hội cần phải bàn cách tháo gỡ.

Nợ cao nhưng tài sản bảo đảm cao hơn so với nợ xấu thì giải quyết thế nào, bán cho ai; trong nước có ai mua không; người nước ngoài mua thì bán cho đối tượng nào… Những việc này đều phải tính và có chủ trương để giải quyết.

Bỏ kiến nghị dùng ngân sách “cứu” nợ xấu


Nguyệt Quế

huongtt

Tài chính Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên