MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đại diện Vietinbank bác quan điểm của Viện kiểm soát

30-12-2014 - 16:42 PM | Tài chính - ngân hàng

Chiều ngày 30/12/2014 phiên tòa phúc thẩm xử Huỳnh Thị Huyền Như và các đồng phạm tiếp tục với phần đối đáp của các luật sư bào chữa cho bị cáo Huyền Như và Lương Thị Việt Yên; phần đối đáp của đại diện Vietinbank.


14h10:
Luật sư Nguyễn Văn Ngoan bào chữa cho Huỳnh Thị Huyền Như đối đáp lại ý kiến của luật sư Lưu Văn Tám bảo vệ cho ACB.

Trước hết, Luật sư không đồng tình với kết luận của VKS chuyển tội danh của Như từ “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” sang “tham ô tài sản” – tội danh mới là “tham ô tài sản”, áp dụng các điều luật của bộ Luật Tố tụng Hình sự là “không được làm nặng hơn tội của bị cáo”. Luật sư cũng cho rằng Như không phạm tội “tham ô tài sản” mà chỉ phạm tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” vì Như không được giao nhiệm vụ quản lý tài sản ở Vietinbank.

Đối với ý kiến của luật sư bảo vệ quyền lợi cho ACB, luật sư Quang cho biết tất cả các tài liệu, chứng cứ chứng minh Như không có nhiệm vụ quản lý tài sản tại Vietinbank. “Nếu luật sư Lương Văn Tám có tài liệu nào chứng minh Như có nhiệm vụ quản lý tài sản thì trình cho biết”.

14h20: Luật sư Nguyễn Đức Chánh bảo vệ quyền lợi của bị cáo Lương Thị Việt Yên (liên quan việc mở tài khoản cho Năm và Nguyệt) đối đáp về kết luận “bị cáo Yên có chỉ đạo” gây ra hậu quả nghiêm trọng không. Trích dẫn lời khai của Yên có biết được việc mở tài khoản của 2 khách hàng trên, luật sư cho rằng giữa “biết” sự kiện và “chỉ đạo” sự kiện là khác nhau. Ở đây bị cáo Yên “biết” sau khi tài khoản đã mở xong.

Thêm vào đó, Luật sư cho rằng VKS chỉ trích phần đầu mà không xem xét đầy đủ bản tường trình; đồng thời chứng minh việc quy kết bị cáo Yên có bàn bạc trước với bị cáo Anh Tuấn là không có căn cứ.

Luật sư không đồng tình với nhận định bị cáo Yên là trưởng phòng giao dịch là “phải chịu trách nhiệm chính” .

14h30: Nguyễn Tiến Hùng – Đại diện được ủy quyền của Ngân hàng TMCP Công Thương – Vietinbank đối đáp một số quan điểm của VKS và các luật sư bảo vệ nguyên đơn bị hại.

(Xem thêm: VKS đề nghị VietinBank trả 1.085 tỷ đồng cho 5 doanh nghiệp)

(1) Về toàn bộ nội dung đối đáp của VKS, ông Hùng cho rằng bài viết phân tích khá sâu hành vi vi phạm của Như và quy buộc trách nhiệm cho Vietinbank. Phân tích các khái niệm giao dịch vay tài sản và quan hệ gửi tài sản. Quan điểm của VKS đưa ra là quan điểm của một chuyên gia kinh tế, nhưng ông Hùng cho rằng chưa sát với các quy định pháp luật trong lĩnh vực NH như phân loại tài sản; nghiệp vụ huy động vốn (tiền gửi có kỳ hạn); tài khoản thanh toán;…

Đối với tài khoản thanh toán, mặc dù khách hàng được hưởng lãi suất không kỳ nhưng đây là quy định của pháp luật chứ không phải quan hệ vay tiền. KH vẫn toàn quyền sử dụng bất kỳ khi nào. Ngược lại với tài khoản tiết kiệm, cho dù hưởng lãi suất không kỳ hạn cũng không được dùng cho mục đích thanh toán. Việc phân loại tài khoản còn vì mục đích của từng loại tài khoản do đó sẽ liên quan mật thiết quyền và trách nhiệm của từng tài khoản. Pháp luật quy định rõ trách nhiệm quản lý tài khoản thanh toán (TKTT) là của chủ tài khoản.

(2) Đại diện VKS cho rằng, hoạt động chính chính của NH là đi vay và cho vay hay quan điểm của Luật sư cho rằng NH vay tiền của dân để cho vay. Tôi hoàn toàn không đồng tình với quan điểm nêu trên. Theo luật TCTD, NH chỉ được phép vay của NH khác thông qua thị trường liên ngân hàng, hoặc vay của NHNN.

(3) Về quan điểm của VKS cho rằng các giao dịch trên TKTT là giao dịch lưỡng tính. Một số luật sư cho rằng, KH mở tài khoản thanh toán và chuyển tiền vào TKTT là cho NH vay tiền. Ông Hùng hoàn toàn phản đối quan điểm này. Bởi quan hệ vay tài sản được xác định là sự thỏa thuận giữa các bên vay và cho vay; việc mở TKTT của khách hàng hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của khách hàng.

Ông Hùng khẳng định ý kiến của VKS cho rằng khi khách hàng chuyển tiền vào TKTT là đã phát sinh quan hệ gửi – giữ là không thỏa đáng.

(4) Ông Hùng cho rằng, nhân viên SBBS phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những sai phạm gây ra hậu quả của SBBS.

Ông Hùng cho rằng cách tiếp cận đúng bản chất vụ án là “Huyền Như đã có ý định chiếm đoạt tiền từ trước, động cơ và mục đích chiếm đoạt tiền đã thể hiện rõ trong vụ án; hậu quả thiệt hại thực tế đã xãy ra.”

(5) Đối đáp một số điểm với quan điểm của 7 đơn vị kháng cáo:

(i) Công ty Hưng Yên: Ý kiến của các luật sư cho rằng tài khoản của công ty Hưng Yên là thật, tiền gửi là thật nên quy buộc trách nhiệm cho Vietinbank. Ông Hùng cho rằng, tài khoản thật nhưng sử dụng cho mục đích “trái pháp luật”. Thỏa thuận lãi suất tiền gửi đã vi phạm pháp luật (từ 18-22%); nguồn tiền không phải của Hưng Yên nên cho thấy nguồn tiền từ Ngân hàng khác, đây là giao dịch cho mượn tài khoản. Vì vậy, ông HÙng nhấn mạnh phải cho rằng các giao dịch này là trái pháp luật.

- Đối với An Lộc: ông Hùng muốn chứng minh An Lộc, cũng như ORS có nguồn tiền từ Tienphongbank. An Lộc đã khai cho mượn tài khoản. An Lộc cũng đã khai đó không phải tiền của An Lộc. Tài khoản của ORS và AN Lộc là tài khoản cho mượn không dùng cho mục đích thanh toán.

- Đối với Bảo hiểm Toàn Cầu: Ông Hùng đưa ra các số liệu để HĐXX xem xét tài khoản thanh toán của Toàn Cầu là trái pháp luật hay không.

- Đối với ACB và Navibank: Ông Hùng cho rằng vụ án hình sự phải xem xét toàn cảnh, không được bóc tách từng phần dân sự ra.

>>> Sáng 30/12: Luật sư Vietinbank: Vietinbank là nguyên đơn dân sự là không chính xác



Thanh Giang

hangnt

Tài chính Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên