Đạo đức ngân hàng đang bị xem nhẹ
Thời gian gần đây, ngày càng nhiều cán bộ ngân hàng bị truy tố do vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp như: lừa đảo chiếm đoạt tiền của khách hàng, rút tiền ngân hàng.
- 06-06-20137 ngân hàng xiết nợ một công ty vay hàng trăm tỉ đồng
- 06-06-2013Hai giao dịch viên "nuốt" 6 tỷ đồng của ngân hàng
Những vụ việc trên đã gióng lên hồi chuông báo động cho vấn đề đạo đức kinh doanh trong hệ thống ngân hàng.
Có thể thấy, chưa có khi nào những thông tin liên quan đến đạo đức kinh doanh trong hoạt động ngân hàng lại nhiều như vài năm trở lại đây. Hàng loạt vụ việc liên quan đến các cán bộ tín dụng, lãnh đạo chi nhánh, thậm chí là lãnh đạo cao cấp của một số ngân hàng ôm tiền bỏ trốn hay lấy tiền của ngân hàng hoặc chiếm đoạt tài sản của khách hàng để đầu tư vào bất động sản, chứng khoán, vàng... đã được phanh phui.
Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay đã có hàng chục vụ “ôm” tiền ngân hàng của các cán bộ nhân viên tín dụng, với giá trị hàng nghìn tỷ đồng đã được đưa ra truy tố trước pháp luật.
Mới đây, TAND Tp.Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử và tuyên phạt 2 cán bộ của một ngân hàng có trụ sở tại Hà Nội về tội “tham ô tài sản” bằng cách lập chứng từ khống để tất toán 10 sổ tiết kiệm của khách hàng.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Nông cũng vừa hoàn tất các hồ sơ thủ tục đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh truy tố 13 bị can trong vụ “vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” và nhận hối lộ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại các ngân hàng như: VDB chi nhánh Đắk Lắk - Đắk Nông, OCB và NamABank (chi nhánh tại Hà Nội).
Trước đó, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Tp.Cần Thơ cũng đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với nguyên bốn cán bộ của VDB khu vực Cần Thơ - Hậu Giang có liên quan đến vụ án lừa đảo, chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty TNHH An Khang...
Nhìn nhận về những vi phạm đạo đức kinh doanh trong hoạt động ngân hàng thời gian qua, chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, vấn đề rủi ro đạo đức trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay đang trở nên đáng báo động. Bởi lẽ, khi kinh tế khó khăn thì rủi ro đạo đức, nhất là trong lĩnh vực ngân hàng sẽ ngày càng gia tăng. Mặc dù, trong thời gian gần đây, các ngân hàng Việt Nam đã quan tâm nhiều hơn đến quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh nhưng kết quả đem lại vẫn chưa nhiều.
Để hạn chế rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh nhiều ngân hàng đã xây dựng nên những bộ quy chuẩn đạo đức để áp dụng trong ngân hàng. Thế nhưng những bộ quy chuẩn này vẫn chưa thực sự đem lại hiệu quả bởi các quy định này vẫn chỉ chung chung chứ chưa đi vào bản chất của vấn đề.
Do đó, để hạn chế rủi ro đạo đức, các ngân hàng cần thực hiện xây dựng bộ quy chuẩn đạo đức chi tiết hơn, trong đó có quy định cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận, kèm theo đó là thực hiện việc kiểm tra chéo để hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.
Hơn nữa, vấn đề đạo đức cũng cần được xem là tiêu chí quan trọng khi đánh giá KPI (hệ thống các chỉ số đánh giá kết quả công việc) của từng nhân viên... Với những gì đang diễn ra, ông Hiếu nhấn mạnh đạo đức nghề nghiệp đã và đang là một trong những vấn đề hàng đầu mà hệ thống ngân hàng thương mại của Việt Nam phải quan tâm từ nay đến cuối năm.
Còn phó tổng giám đốc một ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam bày tỏ lo ngại về sự gia tăng của rủi ro đạo đức trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam thời gian qua.
Theo vị lãnh đạo này, trong vòng hai năm qua chuẩn mực đạo đức của nhân viên trong các ngân hàng xuống rất thấp. Khi lãi suất cao, các khoản vay đến thời hạn đáo hạn, doanh nghiệp phải đáo nợ, phải tìm cách vay trong khi khả năng chi trả kém... những tình huống này đang tạo ra cơ hội “đục nước béo cò” cho các thỏa thuận ăn chia giữa các cán bộ tín dụng của ngân hàng với doanh nghiệp đi vay.
Điều này đã và đang tạo ra hệ lụy xấu không chỉ cho riêng ngân hàng đó mà còn ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp.
Như vậy, với vai trò là “xương sống”, là “trụ cột” của nền kinh tế, ngân hàng luôn là lĩnh vực đòi hỏi sự minh bạch và chuyên nghiệp cao nhất. Do đó, với những gì đã và đang diễn ra, yêu cầu nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ ngân hàng là điều hết sức quan trọng.
Nguồn nhân lực yếu kém không chỉ tạo ra những hạn chế trong quản trị ngân hàng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, mà còn tiềm ẩn rủi ro đạo đức rất lớn. Hơn bao giờ hết, ngành ngân hàng phải giáo dục đạo đức nghề nghiệp và coi đó như một nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình tái cơ cấu.
Đạo đức phải được coi như một tiêu chí tiên quyết trong công tác tuyển chọn nhân sự. Các ngân hàng phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thiết lập một hệ thống kiểm soát đặc biệt về những hành vi trong công tác huy động vốn và cho vay.
Có như thế, những rủi ro liên quan đến đạo đức trong kinh doanh mới dần bị triệt tiêu, mới ngăn chặn được xu hướng cán bộ ngân hàng bị truy tố ngày càng tăng như hiện nay, qua đó tạo nền tảng cơ bản cho sự phát triển lành mạnh và bền vững của hệ thống ngân hàng.
Có thể thấy, chưa có khi nào những thông tin liên quan đến đạo đức kinh doanh trong hoạt động ngân hàng lại nhiều như vài năm trở lại đây. Hàng loạt vụ việc liên quan đến các cán bộ tín dụng, lãnh đạo chi nhánh, thậm chí là lãnh đạo cao cấp của một số ngân hàng ôm tiền bỏ trốn hay lấy tiền của ngân hàng hoặc chiếm đoạt tài sản của khách hàng để đầu tư vào bất động sản, chứng khoán, vàng... đã được phanh phui.
Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay đã có hàng chục vụ “ôm” tiền ngân hàng của các cán bộ nhân viên tín dụng, với giá trị hàng nghìn tỷ đồng đã được đưa ra truy tố trước pháp luật.
Mới đây, TAND Tp.Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử và tuyên phạt 2 cán bộ của một ngân hàng có trụ sở tại Hà Nội về tội “tham ô tài sản” bằng cách lập chứng từ khống để tất toán 10 sổ tiết kiệm của khách hàng.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Nông cũng vừa hoàn tất các hồ sơ thủ tục đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh truy tố 13 bị can trong vụ “vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” và nhận hối lộ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại các ngân hàng như: VDB chi nhánh Đắk Lắk - Đắk Nông, OCB và NamABank (chi nhánh tại Hà Nội).
Trước đó, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Tp.Cần Thơ cũng đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với nguyên bốn cán bộ của VDB khu vực Cần Thơ - Hậu Giang có liên quan đến vụ án lừa đảo, chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty TNHH An Khang...
Nhìn nhận về những vi phạm đạo đức kinh doanh trong hoạt động ngân hàng thời gian qua, chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, vấn đề rủi ro đạo đức trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay đang trở nên đáng báo động. Bởi lẽ, khi kinh tế khó khăn thì rủi ro đạo đức, nhất là trong lĩnh vực ngân hàng sẽ ngày càng gia tăng. Mặc dù, trong thời gian gần đây, các ngân hàng Việt Nam đã quan tâm nhiều hơn đến quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh nhưng kết quả đem lại vẫn chưa nhiều.
Để hạn chế rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh nhiều ngân hàng đã xây dựng nên những bộ quy chuẩn đạo đức để áp dụng trong ngân hàng. Thế nhưng những bộ quy chuẩn này vẫn chưa thực sự đem lại hiệu quả bởi các quy định này vẫn chỉ chung chung chứ chưa đi vào bản chất của vấn đề.
Do đó, để hạn chế rủi ro đạo đức, các ngân hàng cần thực hiện xây dựng bộ quy chuẩn đạo đức chi tiết hơn, trong đó có quy định cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận, kèm theo đó là thực hiện việc kiểm tra chéo để hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.
Hơn nữa, vấn đề đạo đức cũng cần được xem là tiêu chí quan trọng khi đánh giá KPI (hệ thống các chỉ số đánh giá kết quả công việc) của từng nhân viên... Với những gì đang diễn ra, ông Hiếu nhấn mạnh đạo đức nghề nghiệp đã và đang là một trong những vấn đề hàng đầu mà hệ thống ngân hàng thương mại của Việt Nam phải quan tâm từ nay đến cuối năm.
Còn phó tổng giám đốc một ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam bày tỏ lo ngại về sự gia tăng của rủi ro đạo đức trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam thời gian qua.
Theo vị lãnh đạo này, trong vòng hai năm qua chuẩn mực đạo đức của nhân viên trong các ngân hàng xuống rất thấp. Khi lãi suất cao, các khoản vay đến thời hạn đáo hạn, doanh nghiệp phải đáo nợ, phải tìm cách vay trong khi khả năng chi trả kém... những tình huống này đang tạo ra cơ hội “đục nước béo cò” cho các thỏa thuận ăn chia giữa các cán bộ tín dụng của ngân hàng với doanh nghiệp đi vay.
Điều này đã và đang tạo ra hệ lụy xấu không chỉ cho riêng ngân hàng đó mà còn ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp.
Như vậy, với vai trò là “xương sống”, là “trụ cột” của nền kinh tế, ngân hàng luôn là lĩnh vực đòi hỏi sự minh bạch và chuyên nghiệp cao nhất. Do đó, với những gì đã và đang diễn ra, yêu cầu nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ ngân hàng là điều hết sức quan trọng.
Nguồn nhân lực yếu kém không chỉ tạo ra những hạn chế trong quản trị ngân hàng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, mà còn tiềm ẩn rủi ro đạo đức rất lớn. Hơn bao giờ hết, ngành ngân hàng phải giáo dục đạo đức nghề nghiệp và coi đó như một nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình tái cơ cấu.
Đạo đức phải được coi như một tiêu chí tiên quyết trong công tác tuyển chọn nhân sự. Các ngân hàng phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thiết lập một hệ thống kiểm soát đặc biệt về những hành vi trong công tác huy động vốn và cho vay.
Có như thế, những rủi ro liên quan đến đạo đức trong kinh doanh mới dần bị triệt tiêu, mới ngăn chặn được xu hướng cán bộ ngân hàng bị truy tố ngày càng tăng như hiện nay, qua đó tạo nền tảng cơ bản cho sự phát triển lành mạnh và bền vững của hệ thống ngân hàng.
Theo Ngô Hải