Đóng bớt van tiền tệ
Ngân hàng Nhà nước đã có một loạt chính sách có thể xem là tín hiệu van tiền tệ sau thời kỳ nới lỏng sẽ được đóng bớt lại.
Chủ trương điều chỉnh tăng trưởng tín dụng của ngân hàng thương mại ở mức 25 – 27% và quy định mới về giảm tỷ lệ cho vay trung và dài hạn trên tổng nguồn vốn ngắn hạn từ 40% xuống còn 30% của ngân hàng Nhà nước có thể xem là tín hiệu van tiền tệ sau thời kỳ nới lỏng sẽ được đóng bớt lại. Đích ngắm của các động thái này là ngăn ngừa lạm phát. Tiến sĩ kinh tế Lê Hồng Giang cho rằng, cần tính tới các ảnh hưởng khác từ quy định trên.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa yêu cầu các ngân hàng thương mại (NHTM) giảm tỷ lệ cho vay trung dài hạn trên tổng nguồn vốn ngắn hạn từ 40% xuống 30%. Biện pháp này khá hiếm trên thế giới, đơn giản vì hấp thu rủi ro độ chênh lệch đáo hạn giữa tài sản có và tài sản nợ (MM – Maturity mismatch) chính là chức năng của hệ thống NHTM. Giới hạn tỷ lệ tối đa như vậy sẽ làm giảm lợi nhuận của hệ thống ngân hàng và làm méo mó thị trường tín dụng.
Hai hậu quả xấu
Lợi nhuận giảm là điều tất yếu vì các NHTM sẽ phải gia tăng huy động tiền gửi có kỳ hạn dài hơn, tất nhiên phải trả lãi suất cao hơn. Nếu vẫn không thể huy động đủ số tiền gửi trung và dài hạn, NHTM sẽ buộc phải cho vay ngắn hạn và rollover các khoản vay này cho doanh nghiệp khi nó đáo hạn. Tất nhiên lãi suất cho vay ngắn hạn sẽ thấp hơn cho vay dài hạn. Kiểu gì lợi nhuận biên của các NHTM cũng giảm.
Với thị trường tín dụng, khi thay đổi như kể trên được thực hiện, các khoản cho vay ngắn hạn sẽ tăng lên. Hậu quả thứ nhất là khuyến khích các khoản vay ngắn hạn liên quan đến các hoạt động đầu cơ ngắn hạn (chứng khoán, địa ốc). Thứ hai là khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án ngắn hạn để tránh phải đi vay dài hạn. Những méo mó này chắc chắn không phải kết quả tối ưu cho nền kinh tế và sẽ không có lợi cho bất kỳ ai.
Vậy tại sao NHNN lại muốn giảm tỷ lệ MM tối đa và nguyên nhân của chính sách này là gì?
Sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ?
Xét cho cùng, mất
cân đối đáo hạn giữa tài sản
nợ và tài sản có của một
ngân hàng là vấn đề rủi ro về
thanh khoản. Nghĩa là khi
có nhiều khách hàng gửi tiền kỳ hạn
ngắn đến rút tiền, mà ngân hàng đã trót dành một phần tiền
gửi ngắn hạn cho vay trung hạn
rồi, thì ngân hàng sẽ phải vay tiền
ở nơi khác để trả cho khách hàng.
Khi không vay được của ai khác, thì ngân hàng trung ương sẽ thực
hiện chức năng người cho vay cuối cùng để giúp ngân hàng có tiền trả. Nếu
bản cân đối tài sản của
một NHTM lành mạnh thì ngân hàng trung ương luôn có thể thực hiện
chức năng như vậy. Trên thực
tế, NHNN giống như nhiều
ngân hàng trung ương của các nước khác dùng tỷ
lệ dự trữ bắt
buộc để làm công cụ quản lý thanh khoản.
Như vậy quy định giảm tỷ lệ cho vay xuống 30% là một biện pháp quản lý thứ cấp, chưa chắc đã hiệu quả hơn quy định về tỷ lệ dữ trữ bắt buộc nhưng chắc chắn tạo thêm gánh nặng cho các NHTM như đã nói ở trên.
Giới hạn tỷ lệ
30% nguồn vốn ngắn hạn
được phép cho vay trung hạn có thể là một
biện pháp theo hướng thắt chặt
tiền tệ này. Nếu kinh tế
Việt Nam đang phục hồi tốt
và kinh tế thế giới đã thực
sự qua đáy, thắt chặt tiền
tệ có thể là một biện
pháp cần thiết để đề
phòng lạm phát.
Tuy nhiên nếu NHNN tin như vậy thì nên thuyết phục Chính phủ chấm dứt các chính sách kích cầu trước đã, vì thực ra chính sách kích cầu của Việt Nam là tiền tệ nới lỏng về bản chất. Thực thi hai chính sách chỏi nhau cùng lúc là không hợp lý, nhất là một bên sẽ gây khó khăn cho các NHTM, một bên tốn tiền ngân sách.
Cuối cùng, nếu NHNN thắt chặt tỷ lệ cho vay vì cho rằng bảng cân đối tài sản của các NHTM không lành mạnh thì đây cũng không phải biện pháp tối ưu. Nếu các NHTM có nguy cơ đổ vỡ vì thua lỗ, NHNN nên siết chặt quy định vốn trên tổng tài sản và yêu cầu ngân hàng nào có tỷ lệ nợ xấu phải huy động thêm vốn.
Theo TS Lê Hồng
Giang
SGTT