Đường cong lãi suất đã quay trở lại đúng quy luật
Thanh khoản ngân hàng dôi dư được xem là điều kiện tốt để dần dần dỡ bỏ trần lãi suất và đưa lãi suất trở về quy luật cung - cầu.
Và do vậy, sau một thời gian thẳng băng, đường cong lãi suất đã bắt đầu xu hướng "uốn" trở lại theo đúng quy luật.
Sau động thái hạ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước cuối tuần qua, các chuyên gia kinh tế đều ghi nhận đây là động thái tích cực trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, sau một thời gian thẳng băng, đường cong lãi suất đã bắt đầuxu hướng "uốn" trở lại theo đúng quy luật.
Thiết lập lại "đường cong"
Nhận định về quyết định hạ lãi suất và nâng tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng: Việc hạ lãi suất là hợp lý trong bối cảnh lạm phát đã được kiểm soát tốt. Hạ lãi suất sẽ giúp kéo mặt bằng lãi suất cho vay đi xuống, giúp các ngân hàng có cơ hội tốt hơn để giải quyết đầu ra khi nguồn vốn đang dư thừa rất nhiều như hiện nay.
Ngoài ra, động thái giảm lãi suất huy động lần này có lẽ là dấu mốc chấm dứt tình trạng cạnh tranh lãi suất ngầm ở một số tổ chức tín dụng trong thời gian qua vì nhiều ngân hàng hiện đang dồi dào thanh khoản.
Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Thị Mùi cũng đồng tình với nhận định trên khi cho rằng: “Trần lãi suất tiền gửi tiết kiệm còn 7%/năm là tín hiệu tích cực. Thực ra, nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước là muốn hỗ trợ tăng trưởng từ việc kéo giá vốn đi xuống. Lạm phát trong tháng 6 đã được công bố là nhích rất nhẹ 0,05%. Một số chỉ số kinh tế vĩ mô cũng đã đi dần vào ổn định thì việc Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất là cần thiết.
Tuy nhiên, có một điều khác biệt so với trước đây là động thái bỏ trần lãi suất của các ngân hàng không còn làm xáo trộn mặt bằng lãi suất ở kỳ hạn dài.
Theo Bà Phan Thị Chinh, Phó Tổng giám đốc BIDV, việc này đã nằm trong dự tính từ trước nên các ngân hàng thương mại rất chủ động. Ngân hàng Nhà nước giảm dần trần lãi suất huy động là lộ trình để bỏ hẳn trần trong tương lai. Đây là bước đi phù hợp. Lãi suất huy động hiện đã về đáy của nhiều năm nay.
Bà Chinh nhấn mạnh: “Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra thông điệp rõ ràng trong chỉ đạo, điều hành đối với ngân hàng thương mại là tiếp tục hỗ trợ các lĩnh vực cần ưu tiên. Và sở dĩ Ngân hàng Nhà nước chưa bỏ hẳn trần lãi suất huy động là nhằm tạo tính thống nhất cao trên thị trường.”
Đồng tình với quan điểm này, ông Lê Quang Trung, Phó Tổng giám đốc VIB cho rằng: Điều chỉnh này nằm trong kỳ vọng của thị trường và mức độ điều chỉnh như vậy là vừa phải. Lãi suất huy động bằng USD giảm mạnh cũng sẽ tạo khoảng cách phù hợp để duy trì độ hấp dẫn của VND nhằm giảm thiểu tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế hiện nay.
“Tất nhiên, trong điều kiện lý tưởng nhất là để thị trường tự quyết định. Tuy nhiên ở môi trường như Việt Nam hiện nay, vẫn cần có sự can thiệp của cơ quan quản lý để tránh sự cạnh tranh không lành mạnh,” ông Trung nói.
Thực tế, không ít ngân hàng thương mại đã điều chỉnh giảm lãi suất huy động đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng về mức 1,5 - 2%/năm; kỳ hạn 1 tháng đến dưới 12 tháng là 6 - 7,5%/năm. Lãi suất huy động kỳ hạn từ 12 tháng trở lên đang phổ biến ở mức 8 - 10%/năm. Như vậy, sau một thời gian thẳng băng, đường cong lãi suất đã bắt đầu xu hướng uốn trở lại theo đúng quy luật. Các kỳ hạn gửi tiền dài lãi suất cao hơn kỳ hạn ngắn.
Chủ tịch Hội đồng quản trị của một ngân hàng nhỏ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, việc đưa lãi suất về đúng quy luật thị trường là rất quan trọng. Như vậy, cạnh tranh về lãi suất mới công bằng hơn với nhà băng nhỏ. Mặt khác, theo vị này, hiện nay, các ngân hàng cũng khó có thể duy trì lãi suất ở mức cao, khi nguồn vốn huy động về không thể cho vay ra.
Dư địa từ thanh khoản
Thanh khoản ngân hàng dôi dư được xem là điều kiện tốt để bỏ trần lãi suất và đưa lãi suất trở về quy luật cung - cầu.
Phó Tổng giám đốc HDBank, ông Lê Thành Trung cho rằng, tăng trưởng tiết kiệm của ngân hàng trong giai đoạn lãi suất giảm vẫn ổn định. Nguồn tiết kiệm thậm chí còn gia tăng qua các tháng, nhưng tăng trưởng tín dụng vẫn khó khăn. Tại HDBank, nguồn vốn tiết kiệm trong những tháng đầu năm tăng hơn 12%, trong khi tín dụng đến thời điểm này được ông Trung cho biết, còn ở mức khiêm tốn.
Tại buổi tổng kết hội nghị ngành ngân hàng Hà Nội, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng Giám đốc Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cho biết, với thanh khoản dư giả hiện nay, các ngân hàng rất muốn đẩy vốn ra thị trường. Nhưng vấn đề là “đẩy đi đâu” trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay?
Ông Vinh đặt câu hỏi “Doanh nghiệp yếu, sức mua kém thì liệu có làm được điều này không, hay phải hạ thấp các tiêu chuẩn tín dụng để lại gánh chịu rủi ro nợ xấu trong tương lai?”
Câu hỏi này không phải không có lý và được nhiều đại biểu khác đồng tình. Bởi trước đây các doanh nghiệp vẫn kêu lãi suất cao nhưng với các mức lãi suất cho vay giảm mạnh như vừa qua thì đây rõ ràng không còn là vấn đề đối với các doanh nghiệp nữa.
“Điều đó cho thấy lãi suất cao không phải là nguyên nhân mà cốt lõi là sức hấp thụ của nền kinh tế,” bà Chinh, Phó Tổng giám đốc BIDV khẳng định.
Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa thực hiện việc dỡ bỏ trần lãi suất, bởi theo Ngân hàng Nhà nước, sự ổn định của hệ thống ngân hàng chưa thực sự vững chắc, nên trong giai đoạn này, trần lãi suất mang tính định hướng để tạo ra tính ổn định lâu dài. Khi duy trì trần lãi suất, ở các ngân hàng có uy tín, có hạ lãi suất, người dân vẫn gửi tiền. Ngược lại, với những ngân hàng thương mại có tình hình tài chính chưa lành mạnh thì cần phải huy động lãi suất cao hơn. Như vậy, trần lãi suất tồn tại để không đánh đồng các ngân hàng với nhau./.
Sau động thái hạ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước cuối tuần qua, các chuyên gia kinh tế đều ghi nhận đây là động thái tích cực trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, sau một thời gian thẳng băng, đường cong lãi suất đã bắt đầuxu hướng "uốn" trở lại theo đúng quy luật.
Thiết lập lại "đường cong"
Nhận định về quyết định hạ lãi suất và nâng tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng: Việc hạ lãi suất là hợp lý trong bối cảnh lạm phát đã được kiểm soát tốt. Hạ lãi suất sẽ giúp kéo mặt bằng lãi suất cho vay đi xuống, giúp các ngân hàng có cơ hội tốt hơn để giải quyết đầu ra khi nguồn vốn đang dư thừa rất nhiều như hiện nay.
Ngoài ra, động thái giảm lãi suất huy động lần này có lẽ là dấu mốc chấm dứt tình trạng cạnh tranh lãi suất ngầm ở một số tổ chức tín dụng trong thời gian qua vì nhiều ngân hàng hiện đang dồi dào thanh khoản.
Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Thị Mùi cũng đồng tình với nhận định trên khi cho rằng: “Trần lãi suất tiền gửi tiết kiệm còn 7%/năm là tín hiệu tích cực. Thực ra, nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước là muốn hỗ trợ tăng trưởng từ việc kéo giá vốn đi xuống. Lạm phát trong tháng 6 đã được công bố là nhích rất nhẹ 0,05%. Một số chỉ số kinh tế vĩ mô cũng đã đi dần vào ổn định thì việc Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất là cần thiết.
Tuy nhiên, có một điều khác biệt so với trước đây là động thái bỏ trần lãi suất của các ngân hàng không còn làm xáo trộn mặt bằng lãi suất ở kỳ hạn dài.
Theo Bà Phan Thị Chinh, Phó Tổng giám đốc BIDV, việc này đã nằm trong dự tính từ trước nên các ngân hàng thương mại rất chủ động. Ngân hàng Nhà nước giảm dần trần lãi suất huy động là lộ trình để bỏ hẳn trần trong tương lai. Đây là bước đi phù hợp. Lãi suất huy động hiện đã về đáy của nhiều năm nay.
Bà Chinh nhấn mạnh: “Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra thông điệp rõ ràng trong chỉ đạo, điều hành đối với ngân hàng thương mại là tiếp tục hỗ trợ các lĩnh vực cần ưu tiên. Và sở dĩ Ngân hàng Nhà nước chưa bỏ hẳn trần lãi suất huy động là nhằm tạo tính thống nhất cao trên thị trường.”
Đồng tình với quan điểm này, ông Lê Quang Trung, Phó Tổng giám đốc VIB cho rằng: Điều chỉnh này nằm trong kỳ vọng của thị trường và mức độ điều chỉnh như vậy là vừa phải. Lãi suất huy động bằng USD giảm mạnh cũng sẽ tạo khoảng cách phù hợp để duy trì độ hấp dẫn của VND nhằm giảm thiểu tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế hiện nay.
“Tất nhiên, trong điều kiện lý tưởng nhất là để thị trường tự quyết định. Tuy nhiên ở môi trường như Việt Nam hiện nay, vẫn cần có sự can thiệp của cơ quan quản lý để tránh sự cạnh tranh không lành mạnh,” ông Trung nói.
Thực tế, không ít ngân hàng thương mại đã điều chỉnh giảm lãi suất huy động đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng về mức 1,5 - 2%/năm; kỳ hạn 1 tháng đến dưới 12 tháng là 6 - 7,5%/năm. Lãi suất huy động kỳ hạn từ 12 tháng trở lên đang phổ biến ở mức 8 - 10%/năm. Như vậy, sau một thời gian thẳng băng, đường cong lãi suất đã bắt đầu xu hướng uốn trở lại theo đúng quy luật. Các kỳ hạn gửi tiền dài lãi suất cao hơn kỳ hạn ngắn.
Chủ tịch Hội đồng quản trị của một ngân hàng nhỏ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, việc đưa lãi suất về đúng quy luật thị trường là rất quan trọng. Như vậy, cạnh tranh về lãi suất mới công bằng hơn với nhà băng nhỏ. Mặt khác, theo vị này, hiện nay, các ngân hàng cũng khó có thể duy trì lãi suất ở mức cao, khi nguồn vốn huy động về không thể cho vay ra.
Dư địa từ thanh khoản
Thanh khoản ngân hàng dôi dư được xem là điều kiện tốt để bỏ trần lãi suất và đưa lãi suất trở về quy luật cung - cầu.
Phó Tổng giám đốc HDBank, ông Lê Thành Trung cho rằng, tăng trưởng tiết kiệm của ngân hàng trong giai đoạn lãi suất giảm vẫn ổn định. Nguồn tiết kiệm thậm chí còn gia tăng qua các tháng, nhưng tăng trưởng tín dụng vẫn khó khăn. Tại HDBank, nguồn vốn tiết kiệm trong những tháng đầu năm tăng hơn 12%, trong khi tín dụng đến thời điểm này được ông Trung cho biết, còn ở mức khiêm tốn.
Tại buổi tổng kết hội nghị ngành ngân hàng Hà Nội, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng Giám đốc Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cho biết, với thanh khoản dư giả hiện nay, các ngân hàng rất muốn đẩy vốn ra thị trường. Nhưng vấn đề là “đẩy đi đâu” trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay?
Ông Vinh đặt câu hỏi “Doanh nghiệp yếu, sức mua kém thì liệu có làm được điều này không, hay phải hạ thấp các tiêu chuẩn tín dụng để lại gánh chịu rủi ro nợ xấu trong tương lai?”
Câu hỏi này không phải không có lý và được nhiều đại biểu khác đồng tình. Bởi trước đây các doanh nghiệp vẫn kêu lãi suất cao nhưng với các mức lãi suất cho vay giảm mạnh như vừa qua thì đây rõ ràng không còn là vấn đề đối với các doanh nghiệp nữa.
“Điều đó cho thấy lãi suất cao không phải là nguyên nhân mà cốt lõi là sức hấp thụ của nền kinh tế,” bà Chinh, Phó Tổng giám đốc BIDV khẳng định.
Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa thực hiện việc dỡ bỏ trần lãi suất, bởi theo Ngân hàng Nhà nước, sự ổn định của hệ thống ngân hàng chưa thực sự vững chắc, nên trong giai đoạn này, trần lãi suất mang tính định hướng để tạo ra tính ổn định lâu dài. Khi duy trì trần lãi suất, ở các ngân hàng có uy tín, có hạ lãi suất, người dân vẫn gửi tiền. Ngược lại, với những ngân hàng thương mại có tình hình tài chính chưa lành mạnh thì cần phải huy động lãi suất cao hơn. Như vậy, trần lãi suất tồn tại để không đánh đồng các ngân hàng với nhau./.