Hoạt động của VAMC vẫn chưa hiệu quả
Hiện nay hoạt động của VAMC bị lệ thuộc rất lớn vào Ngân hàng Nhà nước, từ về cơ chế chính sách cho đến nhân sự.
Nhận định về hoạt động của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tin dụng (VAMC) tại Diễn đàn Kinh tế mùa thu 2014, TS Đỗ Thiên Anh Tuấn, giảng viên chương trình giảng dạy kinh tế
Fulbright, cho rằng hoạt động mua bán nợ xấu của VAMC vẫn chưa thực sự hiệu quả.
Ông Tuấn dẫn chứng các số liệu về hoạt động mua bán nợ xấu của VAMC tính đến tháng 8-2014. Cụ thể, VAMC đã mua 60.000 tỉ đồng nợ xấu của các tổ chức tín dụng, trong tổng số 150.000 tỉ đồng nợ xấu. Tuy nhiên, VAMC mới chỉ xử lý được 1.200 tỉ đồng, tương đương 2% tổng số nợ xấu đã mua.
Để hoạt động của VAMC hiệu quả hơn, ông Tuấn đề nghị hàng loạt giải pháp. Trong đó, ông Tuấn cho rằng VAMC phải thay đổi trong cách tiếp cận nợ xấu, dứt khoát và xử lý nhanh các tài sản đảm bảo, đặc biệt là với bất động sản.
Nhà nước phải trao quyền độc lập hơn cho VAMC. Hiện nay hoạt động của VAMC bị lệ thuộc rất lớn vào Ngân hàng Nhà nước. Lệ thuộc cả về cơ chế chính sách, đến nhân sự. Đồng thời, nhà nước cần trao cơ chế đặc biệt cho VAMC để có thể xử lý nhanh các vướng mắc hiện nay.
Ông Tuấn cũng cho rằng, việc tăng vốn điều lệ cho VAMC lên 2.000 tỉ đồng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, nên cần phải tăng tiềm lực tài chính cho VAMC. Một giải pháp khác để tăng hiệu quả hoạt động của VAMC là phải tạo khuôn khổ pháp lý cho thị trường mua bán nợ hiện nay. Cho phép các nhà đàu tư nước ngoài tham gia để mang lại luồng tiền sạch cho nền kinh tế, tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà đầu tư tham gia vào thị trường mua bán nợ.
Fulbright, cho rằng hoạt động mua bán nợ xấu của VAMC vẫn chưa thực sự hiệu quả.
Ông Tuấn dẫn chứng các số liệu về hoạt động mua bán nợ xấu của VAMC tính đến tháng 8-2014. Cụ thể, VAMC đã mua 60.000 tỉ đồng nợ xấu của các tổ chức tín dụng, trong tổng số 150.000 tỉ đồng nợ xấu. Tuy nhiên, VAMC mới chỉ xử lý được 1.200 tỉ đồng, tương đương 2% tổng số nợ xấu đã mua.
Để hoạt động của VAMC hiệu quả hơn, ông Tuấn đề nghị hàng loạt giải pháp. Trong đó, ông Tuấn cho rằng VAMC phải thay đổi trong cách tiếp cận nợ xấu, dứt khoát và xử lý nhanh các tài sản đảm bảo, đặc biệt là với bất động sản.
Nhà nước phải trao quyền độc lập hơn cho VAMC. Hiện nay hoạt động của VAMC bị lệ thuộc rất lớn vào Ngân hàng Nhà nước. Lệ thuộc cả về cơ chế chính sách, đến nhân sự. Đồng thời, nhà nước cần trao cơ chế đặc biệt cho VAMC để có thể xử lý nhanh các vướng mắc hiện nay.
Ông Tuấn cũng cho rằng, việc tăng vốn điều lệ cho VAMC lên 2.000 tỉ đồng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, nên cần phải tăng tiềm lực tài chính cho VAMC. Một giải pháp khác để tăng hiệu quả hoạt động của VAMC là phải tạo khuôn khổ pháp lý cho thị trường mua bán nợ hiện nay. Cho phép các nhà đàu tư nước ngoài tham gia để mang lại luồng tiền sạch cho nền kinh tế, tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà đầu tư tham gia vào thị trường mua bán nợ.
Hướng Dương