“Không thể đòi hỏi lãi suất như các nước trong khu vực”
Theo nhận định của TS. Trần Du Lịch - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của QH, trong giai đoạn hiện nay việc kéo giảm lãi suất cho vay là rất khó, nhất là lãi suất huy động đang tăng và lãi suất cho vay trung và dài hạn bị NHNN khống chế không cho tăng.
- 02-07-2015Lãi suất tăng liệu có ảnh hưởng đến xu hướng cho vay?
- 30-06-2015“Cần tiếp tục hạ lãi suất để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5%”
- 25-06-2015Liệu lãi suất cho vay có tăng?
-
Trên tổng thể, thị trường đang gặp rất nhiều khó khăn và cần những quyết sách nhanh, mạnh để ổn định thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp
-
Thương hiệu Việt, hàng Việt muốn đứng vững được trên thị trường thế giới trước hết phải đứng được trong niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam.
Cho nên, chênh lệch giữa lãi suất cho vay và huy động phải thu hẹp trong khi vấn đề này lại liên quan đến chi phí hoạt động của ngân hàng. Do vậy TS. Trần Du Lịch cho rằng, Việt Nam “không thể đòi hỏi lãi suất như các nước trong khu vực”.
Không thể có dòng vốn cho tất cả
Theo TS. Trần Du Lịch, “sức khỏe” của các doanh nghiệp đang tồn tại hiện nay tốt hơn 5 năm trước đây. Mặc dù trong khoảng thời gian đó, nhiều doanh nghiệp bị phá sản vì lãi suất tăng cao, nhất là trong những năm 2011 - 2012, đỉnh điểm là năm 2012, khiến nợ xấu tăng cao, tín dụng bị tắc nghẽn. Nhưng từ cuối năm ngoái đến nay, số doanh nghiệp phục hồi nhiều hơn trước.
Hiện nay, doanh nghiệp được chia thành nhiều loại: nhóm 1 là những doanh nghiệp trong thời kỳ khó khăn vẫn tồn tại và tăng trưởng 40 - 50%. Đây là nhóm doanh nghiệp làm ăn bài bản, có thị trường tốt và không phụ thuộc quá lớn vào nguồn tín dụng ngân hàng với lãi suất cao. Vì vậy, nó vẫn phát triển tốt kể cả khi lãi suất thời điểm có lúc lên tới 20%/năm. Số doanh nghiệp thuộc nhóm 1 tương đối nhiều với mức đóng thuế lớn. Nhóm 2 là các doanh nghiệp gặp khó khăn nhưng vẫn kiên trì bám trụ và bắt đầu phục hồi trong hai năm qua. Số doanh nghiệp thuộc nhóm có thể gia nhập nhóm 1 đang tăng lên. Nhóm 3 là nhóm “vô phương hướng”, không có thị trường và chiến lược phát triển bài bản nên dẫn đến phá sản. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này đang giảm dần trong 2 năm trở lại đây.
Rõ ràng 5 năm qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã trải qua thời kỳ thanh lọc thị trường một cách bất đắc dĩ để đứng vững trước khủng hoảng. Điều đó có nghĩa là số doanh nghiệp cần tiếp cận nguồn vốn ngân hàng nhiều hơn trước. Tuy nhiên, có thực tế là một số doanh nghiệp lại không mấy mặn mà với mức lãi suất thấp mà ngân hàng cho vay trong khi các doanh nghiệp khác lại rất mong được vay với mức lãi suất khá cao mà ngân hàng lại không đồng ý. Vì vậy, theo ông Lịch, việc Chính phủ định hướng dòng tín dụng đổ vào các nhóm doanh nghiệp ưu tiên là đúng, nhưng không thể có một dòng tín dụng cho tất cả vì “lãi suất là giá phải trả, chi phí tài chính cho cả doanh nghiệp và ngân hàng”.
Cùng quan điểm trên, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương Phan Văn Quý cho rằng, doanh nghiệp luôn mong muốn được tiếp cận với lãi suất thấp nhưng còn phải cân đối của cả ngân hàng. Theo ông, với mức lãi suất thấp hiện nay, doanh nghiệp sản xuất có đầu ra, bán được hàng sẽ thu được lợi nhuận.
Lãi suất tăng là tín hiệu đáng mừng?
Ông Quý cũng cho rằng, một mặt nào đó lãi suất huy động tăng lên là tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế. Bởi khi tín dụng được bung ra thị trường, lượng vốn đọng trong hệ thống ngân hàng sẽ được giải tỏa hay nói cách khác là lượng tiền dư thừa trong hệ thống ngân hàng ít đi. Điều đó có nghĩa là nền kinh tế đang lấy lại đà phát triển, cần lượng vốn nhiều nên ngành ngân hàng phải tái cân đối nguồn vốn huy động để cho vay. Tuy nhiên, lợi nhuận của ngành ngân hàng hiện chưa đạt được như trước đây, nhất là trong bối cảnh nhiều ngân hàng vẫn còn đang rất khó khăn do chưa thoát được nợ xấu. Vì vậy, để doanh nghiệp sản xuất bớt khó khăn, Chính phủ cần sử dụng các công cụ điều tiết vĩ mô để giảm áp lực cho ngân hàng.
“Trong thâm tâm, tôi vẫn muốn vay với lãi suất thấp hơn, nhưng mức lãi suất hiện nay cũng không vấn đề gì. Doanh nghiệp phải chia sẻ với ngân hàng để phát triển bền vững.Vấn đề cần làm là doanh nghiệp phải tính toán để lợi nhuận chênh lệch không được quá thấp” - ông Quý bình luận.
Về vấn đề này, TS. Trần Hoàng Ngân - Ủy viên Ủy ban Kinh tế QH cho rằng, không có cơ sở để nói lãi suất tăng. Lãi suất có nhiều yếu tố tác động như cung cầu vốn trên thị trường, chỉ số lạm phát… Lạm phát đang ở mức rất thấp nên lãi suất không có cơ sở để tăng. Tuy nhiên, lãi suất đang bị ảnh hưởng nhẹ từ tỷ giá. Khi tỷ giá biến động, người dân sẽ hoang mang trong việc giữ tiền đồng hay ngoại tệ và điều đó sẽ tác động lên lãi suất.
Theo ông Ngân, điều quan trọng hiện nay chính là lãi suất cho vay trung và dài hạn. Cụ thể, ngân hàng phải huy động vốn lãi suất trung và dài hạn cao nên lãi suất cho vay cũng sẽ cao. Và điều này sẽ khiến các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn trong vay để đầu tư máy móc, thiết bị. Do đó, doanh nghiệp Việt không thể nâng cao năng lực cạnh tranh để hội nhập.
daibieunhandan.vn