Kiều hối về Việt Nam đang chảy về đâu?
12 tỷ USD kiều hối đã về Việt Nam, Việt kiều muốn sử dụng đồng tiền của họ như thế nào ở quê hương?
- 07-02-201570% lượng kiều hối được đầu tư vào sản xuất, kinh doanh
- 18-12-201425% kiều hối được chuyển qua đường phi chính thức
- 17-12-2014Hơn 30% lượng kiều hối được dùng để gửi ngân hàng lấy lãi
- 10-12-2014Ngân hàng rục rịch lên kế hoạch hút tiền kiều hối cuối năm
- 08-12-2014Niềm tin chính sách là lực hút kiều hối
Kể từ khi Luật Nhà ở (sửa đổi) cho phép kiều bào mua nhà trong nước được Quốc hội thông qua vào tháng 11/2014 đã có gần 7.000 kiều bào đứng tên sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Việc kiều bào có nhà tại quê hương là điều kiện cơ bản để họ có thể thường xuyên về nước mang theo những tích lũy nơi xứ người.
Kiều hối được đưa về nước không chỉ là tiền, là chất xám mà còn là công nghệ mới, vì thế mà dòng vốn kiều hối được đánh giá quan trọng hơn cả ODA hay FDI. Đây là dòng vốn gửi về trong nước vô điều kiện, bởi khi kiều bào đầu tư trên quê hương khả năng bị rút vốn như các doanh nghiệp FDI sẽ không có. Quy trình đầu tư được khép kín không qua trung gian, không phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài cũng được xem là rất hiệu quả. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là “cách chơi” để dòng kiều hối đi đúng hướng.
Đánh giá về mặt tích cực và tiêu cực của kiều hối, các chuyên gia kinh tế nhận định, kiều hối sẽ trở thành động lực rất lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội nếu nền kinh tế có khả năng hấp thụ vốn tốt. Trong trường hợp ngược lại, kiều hối sẽ trở thành áp lực cho nền kinh tế.
Trong cuộc trao đổi với chúng tôi, ông Lê Thanh Bình - Trưởng Đại diện Hội người Việt tại Ba Lan cho biết, những năm gần đây sự liên kết giữa các kiều bào để đầu tư chung vào trong nước còn hạn chế, dù nguồn vốn chuyển về nước rất lớn. Vì vậy, khi các doanh nghiệp Việt kiều xác định được thị trường Việt Nam là an toàn và ổn định thì nên thành lập một công ty cổ đông trước khi về nước, nhằm tạo một khoản tài chính lớn, từ đó sẽ tạo nên những giải pháp đầu tư hiệu quả.