M&A ngân hàng: Nghi kỵ lẫn nhau, khó đạt thỏa ước
Mặc dù chủ trương của NHNN ủng hộ việc M&A để củng cố lại chất lượng hệ thống ngân hàng, nhưng dường như các bên vẫn chưa mặn mà do chưa giải được bài toán “lợi ích”.
- 06-05-2013M&A lĩnh vực ngân hàng: Tưởng dễ mà khó
Câu chuyện M&A lĩnh vực ngân hàng dường như còn rất phức tạp vì ngoài những lý do phổ biến như đánh giá không đúng mức về rủi ro pháp lý; động cơ của bên mua không thực sự rõ ràng; chiến lược hành động không được bảo mật kỹ lưỡng, nhân sự sau sáp nhập… còn rất nhiều “dòng chảy ngầm” khiến các bên đều dè chừng lẫn nhau.
Đổ vỡMặc dù chủ trương của NHNN ủng hộ việc M&A để củng cố lại chất lượng hệ thống ngân hàng, nhưng dường như các bên vẫn chưa mặn mà do chưa giải được bài toán “lợi ích”.
Có nhiều ngân hàng dù rất muốn M&A nhưng họ lo sợ hoạt động thâu tóm bằng cách mua gom cổ phiếu trên sàn luôn tiềm ẩn các rắc rối về pháp lý. Bên cạnh đó ngân hàng mục tiêu dễ dàng phát hiện, thực hiện các biện pháp phòng vệ hiệu quả, đẩy người đi thâu tóm vào tình huống khó xử.
Trường hợp này đã xảy ra với nhóm nhà đầu tư thâu tóm STB. Không chỉ mất giá cổ phiếu mà trong năm 2012 các công ty con trực thuộc của STB còn thua lỗ lên hàng tỷ đồng. Rõ ràng trong thương vụ M&A này bên mua sa lầy với khoản đầu tư của mình xét trên nhiều phương diện.
Lại có những trường hợp M&A thành công, bên mua kiểm soát được mục tiêu nhưng mắc kẹt một cách chẳng giống ai. Trong trường hợp SHB-Habubank, ngay sau khi sáp nhập, SHB đã gia nhập nhóm ngân hàng lớn nhất Việt Nam với vốn điều lệ gần 9.000 tỷ đồng, tổng tài sản trên 120.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, kết quả không như cổ đông mong đợi, lợi nhuận 2012 của SHB tụt giảm mạnh và ngân hàng còn đau đầu do phải gánh những khoản nợ xấu khổng lồ của Habubank để lại. Và không biết bao giờ bên mua mới trở lại được phong độ ban đầu?
Thực ra, không riêng Việt Nam, trên thế giới việc “gãy gánh” của các thương vụ cũng rất nhiều. Một nghiên cứu của Bain & Co cho rằng, có tới 70% các thương vụ M&A thất bại, mặc dù trước đó nó được coi là rất tích cực. Trong khi đó Heidrick và Stuggles đã đưa lên tới con số 74%.
Do đó, dù M&A là một câu chuyện tương đối thành công trên giấy tờ, nhưng các công ty và ngân hàng Mỹ vẫn rất dè chừng trên lĩnh vực này bởi việc chưa chắc đã tăng lợi nhuận nhưng chắc chắn là tăng chi phí.
Ở Việt Nam, câu chuyện dường như còn phức tạp hơn vì ngoài những lý do phổ biến như đánh giá không đúng mức về rủi ro pháp lý; động cơ của bên mua không thực sự rõ ràng; chiến lược hành động không được bảo mật kỹ lưỡng, nhân sự sau sáp nhập… còn rất nhiều “dòng chảy ngầm” khiến các bên đều dè chừng lẫn nhau.
Tại anh, tại ả?
Khi các bên phòng thủ quá mức chắc chắn sẽ ảnh hưởng lộ trình của các ngân hàng muốn M&A để lớn mạnh. Người đứng đầu hai ngân hàng DongA Bank và Eximbank có chung mục tiêu, mặc dù thị trường khó khăn hiện nay nhưng vẫn tìm kiếm đối tác sáp nhập.
Theo các vị này, không phải ngân hàng nào cũng “may mắn” tìm kiếm được đối tác phù hợp để sáp nhập. Quả thực, trong thời gian gần đây, bản thân các ngân hàng cũng có nhiều giải pháp để tái cấu trúc nhưng do “đứng giữa ngã ba đường”, nên nhiều ngân hàng đã không thiện chí khi cung cấp thông tin tài chính cho đối tác.
Hơn nữa, vì lợi ích của cổ đông ngân hàng mình mà các ngân hàng đôi khi đã cung cấp thông tin tài chính (nợ xấu thực tế) không chính xác cho đối tác. Điều này đôi khi làm cản trở quá trình sáp nhập và gây mất lòng tin của nhau.
Thực tế, “mốt” trên TTCK trong nửa đầu năm 2012 với mục đích thực hiện lợi ích nhóm theo kiểu đầu cơ ăn theo cổ phiếu thâu tóm đã xảy ra. Trào lưu này không chỉ xuất hiện với những người đi săn và kẻ bị săn đuổi lại xảy ra cả với các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Đơn cử như khi thông tin Habubank sáp nhập vào SHB chưa được công bố chính thức, nhiều phiên liền cổ phiếu Habubank tăng trần và được sang tên với tốc độ chóng mặt tới vài trục triệu đơn vị/phiên. Khi tin được công bố chính thức hiện Habubank mất giá tới 30%. Số nhà đầu tư “ăn theo” ôm cổ phiếu giá trên đỉnh chắc hẳn không ít. Những bài học cũ dường như đang trở thành kinh nghiệm mới cho các lãnh đạo ngân hàng.
Một rào cản mà theo các ngân hàng khá quan trọng đó là niềm tin của khách hàng. Nói như thế vì hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng dựa vào uy tín và niềm tin. Mọi biến động đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến niềm tin của khách hàng.
Vì thế, nếu chỉ thực hiện một phép tính số học, ngân hàng mới sau M&A sẽ có sự gia tăng về số lượng khách hàng. Song, điều đó chỉ đúng trên sổ sách tại thời điểm sáp nhập, còn sau đó, ngân hàng có duy trì được cơ sở khách hàng này hay không là cả một vấn đề.
Cùng sự tin tưởng về quy mô, chất lượng của ngân hàng sau sáp nhập, thì không ít khách hàng lại hoài nghi về hiệu quả hoạt động ngân hàng mới. Điều này có thể dẫn đến sự sụt giảm số lượng của cả khách hàng hiện hữu và khách hàng tiềm năng. Đây tiếp tục là một rào cản không nhỏ khi tiến hành M&A thời điểm này. Vậy mới thấy, câu chuyện M&A tưởng chừng dễ nhưng trên thực tế nó còn rất nhiều khó khăn.
Theo Quỳnh Chi