Một năm của các bộ trưởng: Thống đốc Bình “đánh bài ngửa”
Năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình có thể chia thành hai nửa: nửa nóng bỏng, nửa thâm trầm. Xuyên suốt vẫn là cách điều hành “đánh bài ngửa” quen thuộc…
- 05-11-2013Nỗi buồn mang tên "Bình Thống đốc" (kỳ 2)
- 04-11-2013Nỗi buồn mang tên 'Bình Thống đốc'
- 12-12-2013Một năm của các bộ trưởng: Ông Bùi Quang Vinh và thông điệp minh bạch
Ngay từ khi đảm nhiệm vị trí Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (8/2011), ở ông Bình toát lên một sự tự tin. Đâu đó có những cái nhíu mày xem điều này là quá... tự tin.
Còn một số người gần gũi trong công việc lại dân dã nói rằng: Thống đốc Bình quen “đánh bài ngửa” trong điều hành.
Có quá nhiều dữ kiện để dẫn lại cho tính cách đó, dù không hẳn luôn “đánh thắng”.
Nửa nóng bỏng…
Trong những câu chuyện bên lề về công việc, khó khăn của năm 2013 đối với Thống đốc Nguyễn Văn Bình có lẽ được báo trước bằng những tin nhắn nặc danh không mong muốn. Vẫn là xuất phát từ thị trường vàng, điểm nóng gay gắt nửa đầu 2013.
Cộng sự của ông Bình có lần nói, động vào vàng như động vào “tổ kiến lửa”, khi đưa một thị trường gần như tự do từng bước vào khuôn khổ quản lý.
Sau hơn 70 phiên đấu thầu vàng miếng, ước tính đã có khoảng 8.000 tỷ đồng thu từ chênh lệch giá nộp vào ngân sách nhà nước, trong một năm hụt thu căng thẳng. Nếu vẫn theo cơ chế trước đây, chỉ cần một nửa số đó rơi vào những cái túi nào đó, đặc biệt là nhập lậu, thì cái tổ kiến theo cách nói trên hẳn sẽ dịu lửa.
Kéo dài từ đầu năm cho đến tháng 6, thị trường vàng là chủ đề nóng bỏng trên các trang báo, và đặc biệt trên diễn đàn Quốc hội. Song song với đó là áp lực tất toán trạng thái căng thẳng tại các ngân hàng thương mại, để rồi vốn vàng và những rủi ro của nó được bóc tách khỏi hệ thống.
“Bình ổn thị trường chứ không bình ổn giá” là quan điểm Thống đốc Bình đưa ra trong giai đoạn này.
Xét về diễn biến thị trường, quả thực đã ít hẳn đi những cơn sốt hay những dòng người chen lẫn mua - bán vàng. Thị trường vàng đã hạn chế những cú sốc tác động tới tỷ giá, thanh khoản ngân hàng, lãi suất…, hay rộng hơn là tới ổn định về vĩ mô.
Tác động của chính sách là chính yếu, song có một yếu tố “may mắn” năm 2013 là đà trượt dài, sâu và gần như không thể gắng gượng của giá vàng. Chuỗi sinh lời suốt một thập kỷ qua chấm dứt, thiệt hại nặng nề nếu găm giữ, đã giảm bớt sức hấp dẫn của vàng, bớt lôi kéo dòng tiền mà qua đó có thể tạo những tác động bất lợi.
Xét về giá, thu hẹp chênh lệch theo yêu cầu của Quốc hội và Chính phủ vẫn chưa thành. Ở đây, một dữ kiện mang dáng dấp cách “đánh bài ngửa” trong điều hành của Thống đốc Bình hẳn sẽ vẫn được nhớ tới, và chưa đánh thắng trong năm 2013: tuyên bố thu hẹp chênh lệch giá về khoảng 400.000 đồng/lượng.
Nhưng, các dữ kiện điển hình khác lại cho kết quả sát với tính toán của vị tổng tư lệnh ngành ngân hàng trong năm 2013.
Ông từng tuyên bố cam kết ổn định tỷ giá cuối 2011, trong 2012, và lần lượt làm được. Năm 2013, cho đến thời điểm này có thể hướng đến một cam kết tương tự tiếp tục gọn gàng. Được “ngửa bài” về điều hành tỷ giá, các chủ thể trên thị trường có cơ sở cần thiết để định hình ứng xử.
Song, tỷ giá không vì thế mà bớt sóng gió. Ít nhất có 3 lần cam kết bị thử thách. Qua mỗi lần, dự trữ ngoại hối hẳn bị hụt đi phần nào để can thiệp. Một cộng sự chuyên trách của Thống đốc từng nói: “Nhìn ngoại tệ chảy đi như nhìn máu chảy ở tay mình, đau chứ!”. Song, về tổng thể 2013 vẫn là năm khả quan của nguồn lực dự trữ ngoại hối.
Và có một trong 3 lần đó, giới thạo tin từng đề cập đến khả năng Thống đốc Nguyễn Văn Bình sẵn sàng “ngửa bài” trước, tăng dự trữ bắt buộc nếu trong hệ thống có tình trạng đầu cơ nội bộ gây bất ổn tỷ giá (do dư thừa tiền đồng).
Tương tự, ở lãi suất, ngay từ đầu năm, vị lãnh đạo đầy tự tin này đã nói trước một viễn cảnh lạc quan: giảm nhanh và về mức thấp; dự tính ít nhất mỗi quý sẽ giảm được 1%/năm. Thực tế đến sớm hơn, lãi suất liên tiếp giảm nhanh nửa đầu 2013.
Sớm hơn và nhanh hơn có thể xem là khác biệt trong dự tính mỗi quý nói trên, song các quyết định giảm lãi suất đưa ra đều cho thấy sự chắc chắn và thận trọng, chỉ thực hiện khi lạm phát cho tín hiệu rõ ràng. Với doanh nghiệp và người dân vay vốn, nhìn lãi vay hiện nay hẳn càng thấm thía gánh nặng từng trên 20%/năm của hai năm về trước.
Còn với nhà điều hành, Thống đốc là người đại diện, cả ở lãi suất và tỷ giá đã có sự chủ động hơn, mà ông Bình từng nói là dẫn dắt thị trường thay vì chạy theo thị trường. Với dư luận, tình trạng hai giá trong hệ thống từng nhức nhối ở cả lãi suất và tỷ giá những năm trước đến nay đã được hạn chế; hay báo chí ít phải dùng đến những cụm từ“đi đêm”, “hoạt động bí mật”, “phá rào”, “cài bẫy”… để phản ánh về hoạt động ngân hàng.
Đạt được những kết quả nhất định, nhưng nửa đầu 2013 vẫn là giai đoạn nóng bỏng nhất đối với cá nhân ông Bình sau hai năm đảm nhận vị trí Thống đốc.
Ngày 11/6, Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm, với 209 phiếu “tín nhiệm thấp”, 194 phiếu “tín nhiệm” và 88 phiếu “tín nhiệm cao”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình là người có số phiếu “tín nhiệm thấp” cao nhất trong số 47 chức danh được lấy phiếu…
Nửa thâm trầm…
Sự kiện ngày 11/6 rồi cũng lặng lẽ trôi qua. Ông Bình ít xuất hiện trực tiếp trên báo chí. Ông cũng ít có những tuyên bố đầy tự tin như trước. Nửa sau 2013 của vị bộ trưởng này thâm trầm hơn.
Một dạo, thói quen hút thuốc của ông tưởng như thưa đi, nhưng rồi lại dày lên.
Là vị thống đốc đầu tiên “đánh bài ngửa” về nợ xấu, khi nói thẳng con số cỡ 10% tại diễn đàn Quốc hội thay vì cách công bố thấp hơn rất nhiều như “thông lệ”, nhưng tuyệt nhiên gần đây ông không đề cập đến “mức độ thực” này nữa. Có lẽ nó nặng về chiều sâu tính toán và xử lý?
Nợ xấu cũng là một trong những điểm nhức nhối nhất trong năm 2013 của Thống đốc Nguyễn Văn Bình. Dù có nhiều nguyên nhân, khách quan và chủ quan, có yếu tố lịch sử…, và dù đã triển khai nhiều giải pháp nhưng gánh nặng nợ xấu vẫn chưa thực sự nhẹ bớt, thậm chí còn nhiều thách thức mới trong năm 2014.
Thách thức rõ ràng. Chỉ còn 6 tháng nữa cả hệ thống sẽ phải ghi nhận nợ xấu một cách thực chất hơn, qua việc chính thức áp dụng Thông tư 02 và ngừng Quyết định 780. Cùng với sự ra đời của VAMC, việc giãn Thông tư 02, mở Quyết định 780 cũng là dấu ấn của Thống đốc Bình trong năm 2013, mà người ta có thể xem là một sự nhượng bộ hay hoãn binh trong điều hành, nhưng khôn khéo và linh hoạt.
Xử lý nợ xấu cần một quá trình. Còn cái lo khác nữa của Thống đốc lại luôn thường trực, được chờ đợi từng tháng trong nửa cuối 2013: tăng trưởng tín dụng. Với những gì đã và đang diễn ra, 12% dường như không còn là con số chỉ tiêu tương đối, mà trở thành một áp lực lớn hơn nào đó, và đang khó hoàn thành.
Nếu như gói 30.000 tỷ đồng cho vay hỗ trợ mua nhà ở xuôi chèo như tính toán ban đầu, hẳn tăng trưởng tín dụng đã có thêm một hiệu ứng lan tỏa, bên cạnh đích ngắm kích thích thị trường bất động sản. Tuy nhiên, như nhận định của một lãnh đạo doanh nghiệp, gói 30.000 tỷ đồng đã thất bại trong năm 2013, dù đầu mối ở đây không chỉ là Ngân hàng Nhà nước.
Năm 2013 cũng đang khép lại cho bước đầu quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Cơ bản các ngân hàng yếu kém đã được xử lý, được xem là thành công gắn với sự quyết liệt của Thống đốc Nguyễn Văn Bình. Thành công này nổi bật hơn khi ngạch ngân hàng cho kết quả rõ ràng nhất trong 3 lĩnh vực trọng tâm tái cơ cấu mà Trung ương Đảng đề ra (cùng với tái cơ cấu đầu tư công và tái cơ cấu khối doanh nghiệp nhà nước).
Thế nhưng, xử lý xong 8/9 ngân hàng yếu kém lại “mọc” thêm 8 tổ chức tín dụng yếu kém khác. Khó khăn chưa dừng lại. Chưa kể, quan ngại sở hữu chéo có thể phức tạp hơn sau tái cơ cấu mà chuyên gia của chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright nêu lên gần đây cũng là một điểm cần xem xét…
Vẫn còn quá nhiều việc để làm. Dễ thấy ở nửa sau thâm trầm 2013, Thống đốc Nguyễn Văn Bình lại bận bịu hơn. Bên cạnh công tác điều hành hàng ngày, thời gian của vị tư lệnh ngân hàng dày kín những chuyến đi.
Dù mới chỉ một nửa nhiệm kỳ, song có thể khẳng định đây là giai đoạn Ngân hàng Nhà nước trực tiếp tham gia các hoạt động an sinh xã hội, xúc tiến đầu tư nhiều nhất trong nhiều nhiệm kỳ qua, cũng như có nhiều cuộc tiếp xúc nhất với doanh nghiệp và chính quyền các địa phương.
Tại cuộc tiếp xúc gần đây, ông Lương Ngọc Bính, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình, nói rằng ông Bình là “người có tài”. Đánh giá này được ông Lương Ngọc Bính lý giải ở sự hài lòng về kết quả kiềm chế lạm phát, hạ nhiệt lãi suất, ổn định tỷ giá và bình ổn thị trường vàng thời gian qua.
Dĩ nhiên đó là một góc nhìn cá nhân. Đến nay, đã nửa nhiệm kỳ trôi qua, cũng như năm 2013 của Thống đốc Nguyễn Văn Bình và các bộ trưởng khác, hẳn mỗi người quan tâm đều có đánh giá của riêng mình.
Còn một số người gần gũi trong công việc lại dân dã nói rằng: Thống đốc Bình quen “đánh bài ngửa” trong điều hành.
Có quá nhiều dữ kiện để dẫn lại cho tính cách đó, dù không hẳn luôn “đánh thắng”.
Nửa nóng bỏng…
Trong những câu chuyện bên lề về công việc, khó khăn của năm 2013 đối với Thống đốc Nguyễn Văn Bình có lẽ được báo trước bằng những tin nhắn nặc danh không mong muốn. Vẫn là xuất phát từ thị trường vàng, điểm nóng gay gắt nửa đầu 2013.
Cộng sự của ông Bình có lần nói, động vào vàng như động vào “tổ kiến lửa”, khi đưa một thị trường gần như tự do từng bước vào khuôn khổ quản lý.
Sau hơn 70 phiên đấu thầu vàng miếng, ước tính đã có khoảng 8.000 tỷ đồng thu từ chênh lệch giá nộp vào ngân sách nhà nước, trong một năm hụt thu căng thẳng. Nếu vẫn theo cơ chế trước đây, chỉ cần một nửa số đó rơi vào những cái túi nào đó, đặc biệt là nhập lậu, thì cái tổ kiến theo cách nói trên hẳn sẽ dịu lửa.
Kéo dài từ đầu năm cho đến tháng 6, thị trường vàng là chủ đề nóng bỏng trên các trang báo, và đặc biệt trên diễn đàn Quốc hội. Song song với đó là áp lực tất toán trạng thái căng thẳng tại các ngân hàng thương mại, để rồi vốn vàng và những rủi ro của nó được bóc tách khỏi hệ thống.
“Bình ổn thị trường chứ không bình ổn giá” là quan điểm Thống đốc Bình đưa ra trong giai đoạn này.
Xét về diễn biến thị trường, quả thực đã ít hẳn đi những cơn sốt hay những dòng người chen lẫn mua - bán vàng. Thị trường vàng đã hạn chế những cú sốc tác động tới tỷ giá, thanh khoản ngân hàng, lãi suất…, hay rộng hơn là tới ổn định về vĩ mô.
Tác động của chính sách là chính yếu, song có một yếu tố “may mắn” năm 2013 là đà trượt dài, sâu và gần như không thể gắng gượng của giá vàng. Chuỗi sinh lời suốt một thập kỷ qua chấm dứt, thiệt hại nặng nề nếu găm giữ, đã giảm bớt sức hấp dẫn của vàng, bớt lôi kéo dòng tiền mà qua đó có thể tạo những tác động bất lợi.
Xét về giá, thu hẹp chênh lệch theo yêu cầu của Quốc hội và Chính phủ vẫn chưa thành. Ở đây, một dữ kiện mang dáng dấp cách “đánh bài ngửa” trong điều hành của Thống đốc Bình hẳn sẽ vẫn được nhớ tới, và chưa đánh thắng trong năm 2013: tuyên bố thu hẹp chênh lệch giá về khoảng 400.000 đồng/lượng.
Nhưng, các dữ kiện điển hình khác lại cho kết quả sát với tính toán của vị tổng tư lệnh ngành ngân hàng trong năm 2013.
Ông từng tuyên bố cam kết ổn định tỷ giá cuối 2011, trong 2012, và lần lượt làm được. Năm 2013, cho đến thời điểm này có thể hướng đến một cam kết tương tự tiếp tục gọn gàng. Được “ngửa bài” về điều hành tỷ giá, các chủ thể trên thị trường có cơ sở cần thiết để định hình ứng xử.
Song, tỷ giá không vì thế mà bớt sóng gió. Ít nhất có 3 lần cam kết bị thử thách. Qua mỗi lần, dự trữ ngoại hối hẳn bị hụt đi phần nào để can thiệp. Một cộng sự chuyên trách của Thống đốc từng nói: “Nhìn ngoại tệ chảy đi như nhìn máu chảy ở tay mình, đau chứ!”. Song, về tổng thể 2013 vẫn là năm khả quan của nguồn lực dự trữ ngoại hối.
Và có một trong 3 lần đó, giới thạo tin từng đề cập đến khả năng Thống đốc Nguyễn Văn Bình sẵn sàng “ngửa bài” trước, tăng dự trữ bắt buộc nếu trong hệ thống có tình trạng đầu cơ nội bộ gây bất ổn tỷ giá (do dư thừa tiền đồng).
Tương tự, ở lãi suất, ngay từ đầu năm, vị lãnh đạo đầy tự tin này đã nói trước một viễn cảnh lạc quan: giảm nhanh và về mức thấp; dự tính ít nhất mỗi quý sẽ giảm được 1%/năm. Thực tế đến sớm hơn, lãi suất liên tiếp giảm nhanh nửa đầu 2013.
Sớm hơn và nhanh hơn có thể xem là khác biệt trong dự tính mỗi quý nói trên, song các quyết định giảm lãi suất đưa ra đều cho thấy sự chắc chắn và thận trọng, chỉ thực hiện khi lạm phát cho tín hiệu rõ ràng. Với doanh nghiệp và người dân vay vốn, nhìn lãi vay hiện nay hẳn càng thấm thía gánh nặng từng trên 20%/năm của hai năm về trước.
Còn với nhà điều hành, Thống đốc là người đại diện, cả ở lãi suất và tỷ giá đã có sự chủ động hơn, mà ông Bình từng nói là dẫn dắt thị trường thay vì chạy theo thị trường. Với dư luận, tình trạng hai giá trong hệ thống từng nhức nhối ở cả lãi suất và tỷ giá những năm trước đến nay đã được hạn chế; hay báo chí ít phải dùng đến những cụm từ“đi đêm”, “hoạt động bí mật”, “phá rào”, “cài bẫy”… để phản ánh về hoạt động ngân hàng.
Đạt được những kết quả nhất định, nhưng nửa đầu 2013 vẫn là giai đoạn nóng bỏng nhất đối với cá nhân ông Bình sau hai năm đảm nhận vị trí Thống đốc.
Ngày 11/6, Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm, với 209 phiếu “tín nhiệm thấp”, 194 phiếu “tín nhiệm” và 88 phiếu “tín nhiệm cao”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình là người có số phiếu “tín nhiệm thấp” cao nhất trong số 47 chức danh được lấy phiếu…
Nửa thâm trầm…
Sự kiện ngày 11/6 rồi cũng lặng lẽ trôi qua. Ông Bình ít xuất hiện trực tiếp trên báo chí. Ông cũng ít có những tuyên bố đầy tự tin như trước. Nửa sau 2013 của vị bộ trưởng này thâm trầm hơn.
Một dạo, thói quen hút thuốc của ông tưởng như thưa đi, nhưng rồi lại dày lên.
Là vị thống đốc đầu tiên “đánh bài ngửa” về nợ xấu, khi nói thẳng con số cỡ 10% tại diễn đàn Quốc hội thay vì cách công bố thấp hơn rất nhiều như “thông lệ”, nhưng tuyệt nhiên gần đây ông không đề cập đến “mức độ thực” này nữa. Có lẽ nó nặng về chiều sâu tính toán và xử lý?
Nợ xấu cũng là một trong những điểm nhức nhối nhất trong năm 2013 của Thống đốc Nguyễn Văn Bình. Dù có nhiều nguyên nhân, khách quan và chủ quan, có yếu tố lịch sử…, và dù đã triển khai nhiều giải pháp nhưng gánh nặng nợ xấu vẫn chưa thực sự nhẹ bớt, thậm chí còn nhiều thách thức mới trong năm 2014.
Thách thức rõ ràng. Chỉ còn 6 tháng nữa cả hệ thống sẽ phải ghi nhận nợ xấu một cách thực chất hơn, qua việc chính thức áp dụng Thông tư 02 và ngừng Quyết định 780. Cùng với sự ra đời của VAMC, việc giãn Thông tư 02, mở Quyết định 780 cũng là dấu ấn của Thống đốc Bình trong năm 2013, mà người ta có thể xem là một sự nhượng bộ hay hoãn binh trong điều hành, nhưng khôn khéo và linh hoạt.
Xử lý nợ xấu cần một quá trình. Còn cái lo khác nữa của Thống đốc lại luôn thường trực, được chờ đợi từng tháng trong nửa cuối 2013: tăng trưởng tín dụng. Với những gì đã và đang diễn ra, 12% dường như không còn là con số chỉ tiêu tương đối, mà trở thành một áp lực lớn hơn nào đó, và đang khó hoàn thành.
Nếu như gói 30.000 tỷ đồng cho vay hỗ trợ mua nhà ở xuôi chèo như tính toán ban đầu, hẳn tăng trưởng tín dụng đã có thêm một hiệu ứng lan tỏa, bên cạnh đích ngắm kích thích thị trường bất động sản. Tuy nhiên, như nhận định của một lãnh đạo doanh nghiệp, gói 30.000 tỷ đồng đã thất bại trong năm 2013, dù đầu mối ở đây không chỉ là Ngân hàng Nhà nước.
Năm 2013 cũng đang khép lại cho bước đầu quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Cơ bản các ngân hàng yếu kém đã được xử lý, được xem là thành công gắn với sự quyết liệt của Thống đốc Nguyễn Văn Bình. Thành công này nổi bật hơn khi ngạch ngân hàng cho kết quả rõ ràng nhất trong 3 lĩnh vực trọng tâm tái cơ cấu mà Trung ương Đảng đề ra (cùng với tái cơ cấu đầu tư công và tái cơ cấu khối doanh nghiệp nhà nước).
Thế nhưng, xử lý xong 8/9 ngân hàng yếu kém lại “mọc” thêm 8 tổ chức tín dụng yếu kém khác. Khó khăn chưa dừng lại. Chưa kể, quan ngại sở hữu chéo có thể phức tạp hơn sau tái cơ cấu mà chuyên gia của chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright nêu lên gần đây cũng là một điểm cần xem xét…
Vẫn còn quá nhiều việc để làm. Dễ thấy ở nửa sau thâm trầm 2013, Thống đốc Nguyễn Văn Bình lại bận bịu hơn. Bên cạnh công tác điều hành hàng ngày, thời gian của vị tư lệnh ngân hàng dày kín những chuyến đi.
Dù mới chỉ một nửa nhiệm kỳ, song có thể khẳng định đây là giai đoạn Ngân hàng Nhà nước trực tiếp tham gia các hoạt động an sinh xã hội, xúc tiến đầu tư nhiều nhất trong nhiều nhiệm kỳ qua, cũng như có nhiều cuộc tiếp xúc nhất với doanh nghiệp và chính quyền các địa phương.
Tại cuộc tiếp xúc gần đây, ông Lương Ngọc Bính, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình, nói rằng ông Bình là “người có tài”. Đánh giá này được ông Lương Ngọc Bính lý giải ở sự hài lòng về kết quả kiềm chế lạm phát, hạ nhiệt lãi suất, ổn định tỷ giá và bình ổn thị trường vàng thời gian qua.
Dĩ nhiên đó là một góc nhìn cá nhân. Đến nay, đã nửa nhiệm kỳ trôi qua, cũng như năm 2013 của Thống đốc Nguyễn Văn Bình và các bộ trưởng khác, hẳn mỗi người quan tâm đều có đánh giá của riêng mình.
Theo Minh Đức