Ngân hàng Nhà nước cân nhắc tạm xuất tái nhập vàng miếng không đủ tiêu chuẩn
Hiện có 14 ngân hàng thương mại đang huy động vàng, tại TP.HCM là 12, phía bắc có 2. Trong đó, 12 đơn vị NHNN TP.HCM quản lý chiếm đến 97 - 98% tổng lượng huy động vàng của toàn quốc.
Phóng viên SGTT đã trao đổi với ông Nguyễn Hoàng Minh, phó giám đốc ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM về vấn đề này.
Ông Nguyễn Hoàng Minh
|
Thưa ông, tính đến giữa tuần rồi SJC mua vô khoảng 600 tỉ đồng vàng móp méo, nhưng việc dập vàng móp méo để bán ra lại nhỏ giọt, vì sao không cho dập nhiều hơn? Nhiều đơn vị phản ảnh việc dập vàng của SJC rất lâu,với tiến độ hiện nay thì đến một năm mới xong việc chuyển đổi vàng khác hiệu SJC.
Theo đề nghị của UBND, có thể sắp tới NHNN cho lại dạng
giấy phép mở, tức là đơn vị doanh nghiệp, ngân hàng thương mại có bao
nhiêu vàng móp méo thì đưa vô gia công bấy nhiêu.
Điều này vừa tạo điều kiện lưu thông vàng trên thị trường vừa giúp SJC quay nhanh vòng vốn, vì SJC cũng vay vốn ngân hàng để mua vàng móp méo mà.
Để đẩy nhanh tiến độ dập vàng hiện nay, chúng tôi đang tính tăng cường máy kiểm định và nhân sự. SJC cũng đang nhập thêm một máy dập nữa, vì các máy của đơn vị khác không tương thích với máy của SJC. Vấn đề nghẽn nhất là ở khâu kiểm định. Một miếng vàng 1 chỉ, 2 chỉ hay 1 lượng thì thời gian kiểm định đều khoảng 2 phút. Mhư thế một ngày dập chỉ khoảng 1.600 miếng.
Có thông tin NHNN cấp “quota” chuyển đổi vàng không đúng với lượng vàng thực có trong kho của các đơn vị?
NHNN Trung ương là nơi cấp giấy phép cho các đơn vị chuyển đổi vàng miếng và hạn mức cấp căn cứ trên đề nghị của đơn vị và kế hoạch sản xuất của SJC. Trên cơ sở cấp giấy phép ấy NHNN đi kiểm tra tồn quỹ. Chuyện gom vàng hay kê khống vàng trong kho để hưởng lợi đến lúc này tôi khẳng định chưa có.
Đối với vàng miếng không đủ tiêu chuẩn để được chuyển đổi, NHNN có phương án nào giải quyết?
Hiện có ba phương án đang trình Thống đốc để cân nhắc
giải quyết. Thứ nhất, tạm xuất, tái nhập tức xuất vàng khác hiệu SJC,
nhập vàng khối từ kho ngoại quan về gia công lại thành vàng SJC. Thời
gian mất khoảng 1 tuần. Nhưng muốn xuất các doanh nghiệp phải ủy quyền
cho NHNN mà khi ủy quyền như thế cũng phức tạp. Hơn nữa, chi phí gọi là
xuất nhưng thực sự là bán ra rồi mua lại vàng khối.
Chẳng hạn bán 3 tấn mua lại 3 tấn, chi phí chênh lệch các doanh nghiệp phải chịu. Thứ hai, xuất dự trữ ngoại hối bằng vàng ra ứng trước. Nhưng giải pháp này phải được sự đồng ý của Thủ tướng, và nếu rủi ro về mặt giá thì phải có người chịu trách nhiệm. Vả lại, nếu xuất vàng từ kho theo chuẩn quốc tế dập lại thành vàng miếng SJC cũng mất thời gian. Cuối cùng là nấu chảy vàng không đủ chuẩn thành khối. Nhưng hiện phương án khả thi nhất là tạm xuất, tái nhập.
Từ đầu năm đến nay các NHTM mua vô khoảng 60 tấn vàng, còn lại khoảng 20 tấn vàng các NHTM phải tất toán, hiện có bao nhiêu NHTM đang cần 20 tấn vàng này?
Hiện có 14 ngân hàng thương mại đang huy động vàng, tại
TP.HCM là 12, phía bắc có 2. Trong đó, 12 đơn vị NHNN TP.HCM quản lý
chiếm đến 97 - 98% tổng lượng huy động vàng của toàn quốc.
Các ngân hàng đã thông qua việc mua vàng trên thị trường để tăng cường thanh khoản, nên hiện trạng thái vàng của các ngân hàng thương mại tương đối tốt hơn so với 1 - 2 tháng trước đây. Mặc dù NHNN đã gia hạn huy động đến 30.6.2013 nhưng không phải đơn vị nào cũng được như vậy. Đơn vị nào có thể đóng trạng thái ngay NHNN đề nghị đóng ngay và ngừng huy động. Mà các ngân hàng cũng muốn đóng trạng thái càng sớm càng tốt vì hoạt động này nhiều rủi ro. Năm 2012 không có đơn vị kinh doanh vàng nào lời cả.
Theo Hồng Sương
SGTT