MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngân hàng nông thôn "vội vã ra” đô thị: Một nguồn cơn của bùng phát nợ xấu

12-09-2012 - 22:22 PM | Tài chính - ngân hàng

Một số TCTD chuyển đổi từ mô hình nông thôn lên đô thị áp dụng chiến lược tăng trưởng tín dụng nhanh trong khi năng lực quản trị rủi ro còn hạn chế đã dẫn tới nợ xấu tăng nhanh hơn dư nợ tín dụng.

Nội dung này được đề cập trong Báo cáo giải trình chất vấn của Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình tại phiên họp thứ 10 của UBTVQH cuối tháng 8 vừa qua. Đây cũng được đánh giá là một trong 3 nguyên nhân gây ra những bất ổn trên thị trường tiền tệ năm 2011 được nhóm tác giả đưa ra trong Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 công bố mới đây.

Sau khi làn sóng thành lập ngân hàng mới bị chặn lại vào giữa năm 2006, nhiều tổ chức có ý định thành lập ngân hàng đã nhanh chóng trở thành cổ đông của các NHTMCP nông thôn rồi bổ sung nguồn lực để chuyển thành ngân hàng đô thị.

Năm 2005, NH An Bình lầu đầu tiên được chuyển đổi từ mô hình nông thôn sang mô hình đô thị. Từ năm 2006 - 2008 có thêm 10 ngân hàng khác được chuyển đổi gồm: OceanBank, SHB, NaviBank, GPBank, KienlongBank, TrustBank, WesternBank, DaiABank, PGBank, MekongDevBank.

Tất cả các ngân hàng này phải tăng vốn điều lệ tối thiểu 3.000 tỉ vào cuối năm 2011 theo quy định của NHNN. Hậu quả là nhiều ngân hàng phải tăng trưởng tài sản bằng mọi giá để  tương ứng với lượng vốn chủ sở hữu tăng thêm.

“Do trình độ quản trị của các ngân hàng này không theo kịp với đà tăng tài sản nên dẫn đến việc chất lượng tín dụng của các ngân hàng này kém” – Báo cáo KTVM 2012 nhận định.

Hãy cùng nhìn lại quá trình "lên đô thị" nhanh chóng của các NH như thế nào.

Theo BCTC của 10 ngân hàng trên, tổng VCSH đã tăng từ 9.787 tỷ năm 2008 lên 32.754 tỷ đồng trong năm 2011. 



Việc chuyển đổi mô hình từ nông thông lên đô thị cho phép các ngân hàng này tăng mạnh huy động từ khách hàng. Trong 4 năm, tổng huy động tiền gửi của 10 ngân hàng tăng từ 35.852 tỷ đồng lên 153.159 tỷ đồng. Số vốn huy động tăng trung bình 69% mỗi năm và tổng số vốn huy động đã tăng thêm 117.307 tỷ đồng.



Sau tăng vốn, tổng tài sản của các ngân hàng cũng tăng mạnh từ mức 67.491 tỷ lên 299.410 tỷ đồng. Sau 4 năm tổng tài sản của 10 ngân hàng này đã tăng thêm 231.920 tỷ đồng, tương đương tăng 344%.

SHB là ngân hàng tăng tài sản mạnh nhất, từ 14.381 tỷ lệ 70.990 tỷ đồng, tăng 5 lần trong 4 năm. Oceanbank cũng tăng 4,5 lần tổng tài sản trong thời gian này từ mức 14.091 tỷ lệ 62.639 tỷ đồng.



Dư nợ cho vay khách hàng cũng theo đó tăng mạnh. Tổng cộng, dư nợ của 10 ngân hàng này tăng từ 31.549 tỷ lên 121.652 tỷ đồng, tương đương với 90.000 tỷ đồng sau 4 năm. SHB và Oceanbank là hai ngân hàng tăng dư nợ mạnh nhất.



Cùng với dư nợ tăng, nợ xấu của 8 trong số 10 ngân hàng này tăng thêm 1.300 tỷ từ mức 1.195 tỷ năm 2009 lên 2.497 tỷ cuối năm 2011. Đây chỉ là con số do các ngân hàng báo cáo, trên thực tế tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành ngân hàng đã tăng đột biến lên 8,6% vào tháng 4/2012, theo kết quả công bố của NHNN.



An Huy

tuannd

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên