Nghị định 69 sửa đổi sẽ cho phép nước ngoài tham gia hơn 30% vốn vào TCTD Việt Nam
Đây là chia sẻ của Vụ trưởng Vụ Cấp phép các TCTD và hoạt động NH thuộc NHNN về 2 điểm cơ bản trong Nghị định 69 sửa đổi trình Chính phủ cho phép NĐT nước ngoài thâm nhập sâu hơn vào TCTD Việt Nam.
Ngày
08/08/2013, trong khuôn khổ diễn đàn M&A Việt Nam 2013 do Báo Đầu tư và
Công ty AVM tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, liên quan đến
thúc đẩy quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, Bà Nguyễn Thị Hòa –Vụ trưởng Vụ Cấp phép các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước cho biết: Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là một lĩnh vực cực kỳ phức tạp, vô cùng khó
khăn. Cho nên những thành quả đạt được của quá trình tái cơ cấu trong thời gian
qua tạo bước đệm cho chúng tôi tiến hành các bước tiếp theo của tái cơ cấu.
Nhưng do tính phức tạp và khó khăn của
quá trình tái cơ cấu này nên đến nay chưa ai dám nhận mình là chuyên gia tái cơ
cấu ngân hàng.
Liên quan đến những thay đổi của Chính phủ để mở rộng đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực ngân hàng bà Hòa chia sẻ: Cho đến nay các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các TCTD Việt Nam đang được thực hiện theo nghị định số 69 ban hành ngày 20/04/2007 của Chính phủ. Nghị định quy định rõ, cụ thể về tỷ lệ sở hữu tối đa của một nhà đầu tư, của đối tác chiến lược và tổng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại một TCTD Việt Nam.
Trong thời gian qua, nhận thức được tầm quan trọng của nguồn lực nước ngoài trong quá trình tái cơ cấu hệ thống TCTD Việt Nam, Chính phủ đã ban hành đề án 254 với nội dung quan trọng là khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài hợp tác đầu tư với các TCTD Việt Nam, và khuyến khích các TCTD nước ngoài tham gia góp vốn mua cổ phần, sáp nhập hợp nhất vào các TCTD yếu kém của Việt Nam trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật.
Để cụ thể chủ trương này, vừa qua Vụ đã trình Chính phủ chủ trương sửa đổi Nghị định 69 trong đó 2 điểm mà nhà đầu tư nước ngoài hết sức quan tâm:
(i) Trước đây, theo nghị định 69, một nhà đầu tư nước ngoài được NHNN xem xét mua cổ phần tại TCTD Việt Nam tối đa là 15% vốn điều lệ TCTD, trong trường hợp cần thiết trình Chính phủ xin ý kiến về nâng mức sở hữu lên 20%. Tuy nhiên Nghị định 69 sửa đổi sẽ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài là đối tác chiến lược của TCTD Việt Nam được sở hữu 20% vốn cổ phần mà không cần phải trình Chính phủ.
(ii) Theo nghị định 69, tổng mức sở hữu cổ phần của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài và người có liên quan tại TCTD không quá 30% vốn điều lệ. Theo tinh thần của đề án 254, nghị định 69 sửa đổi trình Chính phủ theo hướng, trong trường hợp đặc biệt, phục vụ quá trình tái cơ cấu, có thể trình Chính phủ cho phép nhà đầu tư tham gia trên 30% vốn điều lệ của TCTD đối với từng trường hợp cụ thể.
Bà Hòa cho rằng, với sự sửa đổi này nếu được thông qua sẽ là cơ hội để các nhà đầu tư thâm nhập sâu hơn vào thị trường Việt Nam và ý nghĩa hơn là tham gia vào quá trình tái cơ cấu TCTD Việt Nam.
Trong thời gian qua, nhiều TCTD Việt Nam đã tìm được đối tác chiến lược của mình và phục vụ rất tốt chiến lược phát triển của TCTD.
Đối với các TCTD yếu kém, hiện NHNN đang trong quá trình xử lý các tổ chức này trên tinh thần tận dụng tối đa nguồn lực nội tại của TCTD; trong trường hợp các TCTD không thể có nguồn lực nội tại, chúng tôi sẽ trình Chính phủ xem xét từng trường hợp cụ thể để cho các TCTD nước ngoài tham gia vào các TCTD yếu kém này.
Bà Hòa chia sẻ thêm, việc mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các TCTD là trên cơ sở tự nguyện và sự lựa chọn đối tác của TCTD Việt Nam. Vì vậy trong thời gian qua các TCTD Việt Nam bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài đạt được những thành tựu đáng kể như: tăng năng lực tài chính thông qua tăng vốn điều lệ và thặng dư vốn cổ phần; năng lực quản trị điều hành được cải thiện đáng kể thông qua tái cơ cấu bộ máy, tư vấn, đào tạo của TCTD nước ngoài, mở rộng nghiệp vụ hoạt động, mở rộng quan hệ đại lý….
Liên quan đến những thay đổi của Chính phủ để mở rộng đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực ngân hàng bà Hòa chia sẻ: Cho đến nay các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các TCTD Việt Nam đang được thực hiện theo nghị định số 69 ban hành ngày 20/04/2007 của Chính phủ. Nghị định quy định rõ, cụ thể về tỷ lệ sở hữu tối đa của một nhà đầu tư, của đối tác chiến lược và tổng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại một TCTD Việt Nam.
Trong thời gian qua, nhận thức được tầm quan trọng của nguồn lực nước ngoài trong quá trình tái cơ cấu hệ thống TCTD Việt Nam, Chính phủ đã ban hành đề án 254 với nội dung quan trọng là khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài hợp tác đầu tư với các TCTD Việt Nam, và khuyến khích các TCTD nước ngoài tham gia góp vốn mua cổ phần, sáp nhập hợp nhất vào các TCTD yếu kém của Việt Nam trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật.
Để cụ thể chủ trương này, vừa qua Vụ đã trình Chính phủ chủ trương sửa đổi Nghị định 69 trong đó 2 điểm mà nhà đầu tư nước ngoài hết sức quan tâm:
(i) Trước đây, theo nghị định 69, một nhà đầu tư nước ngoài được NHNN xem xét mua cổ phần tại TCTD Việt Nam tối đa là 15% vốn điều lệ TCTD, trong trường hợp cần thiết trình Chính phủ xin ý kiến về nâng mức sở hữu lên 20%. Tuy nhiên Nghị định 69 sửa đổi sẽ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài là đối tác chiến lược của TCTD Việt Nam được sở hữu 20% vốn cổ phần mà không cần phải trình Chính phủ.
(ii) Theo nghị định 69, tổng mức sở hữu cổ phần của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài và người có liên quan tại TCTD không quá 30% vốn điều lệ. Theo tinh thần của đề án 254, nghị định 69 sửa đổi trình Chính phủ theo hướng, trong trường hợp đặc biệt, phục vụ quá trình tái cơ cấu, có thể trình Chính phủ cho phép nhà đầu tư tham gia trên 30% vốn điều lệ của TCTD đối với từng trường hợp cụ thể.
Bà Hòa cho rằng, với sự sửa đổi này nếu được thông qua sẽ là cơ hội để các nhà đầu tư thâm nhập sâu hơn vào thị trường Việt Nam và ý nghĩa hơn là tham gia vào quá trình tái cơ cấu TCTD Việt Nam.
Trong thời gian qua, nhiều TCTD Việt Nam đã tìm được đối tác chiến lược của mình và phục vụ rất tốt chiến lược phát triển của TCTD.
Đối với các TCTD yếu kém, hiện NHNN đang trong quá trình xử lý các tổ chức này trên tinh thần tận dụng tối đa nguồn lực nội tại của TCTD; trong trường hợp các TCTD không thể có nguồn lực nội tại, chúng tôi sẽ trình Chính phủ xem xét từng trường hợp cụ thể để cho các TCTD nước ngoài tham gia vào các TCTD yếu kém này.
Bà Hòa chia sẻ thêm, việc mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các TCTD là trên cơ sở tự nguyện và sự lựa chọn đối tác của TCTD Việt Nam. Vì vậy trong thời gian qua các TCTD Việt Nam bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài đạt được những thành tựu đáng kể như: tăng năng lực tài chính thông qua tăng vốn điều lệ và thặng dư vốn cổ phần; năng lực quản trị điều hành được cải thiện đáng kể thông qua tái cơ cấu bộ máy, tư vấn, đào tạo của TCTD nước ngoài, mở rộng nghiệp vụ hoạt động, mở rộng quan hệ đại lý….
Q. Nguyễn