Nhiều ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất huy động
Theo Ngân hàng Nhà nước, trong tuần cuối tháng 7, có một số ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất khoảng 0,1- 0,3%/năm ở các kỳ hạn.
- 07-08-2015Thanh khoản dồi dào, lãi suất không chịu hạ
- 01-08-2015Không còn nhiều dư địa để giảm thêm lãi suất cho vay
- 31-07-2015Giảm lãi suất cho vay: Nhiệm vụ Thống đốc giao, ngân hàng có “khả thi”?
Theo báo cáo tuần (27-31/7) của Ngân hàng Nhà nước, có một số ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất khoảng 0,1- 0,3%/năm ở các kỳ hạn.
Hiện, mặt bằng lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,8-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,5-5,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,4-6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,4-7,2%/năm.
Lãi suất huy động USD phổ biến bằng mức trần do NHNN quy định là 0,25%/năm đối với tiền gửi của tổ chức và 0,75%/năm đối với tiền gửi của dân cư.
Trong khi đó, lãi suất cho vay bằng VND tiếp tục ổn định. Hiện, mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6-7%/năm đối với ngắn hạn, các NHTM nhà nước tiếp tục áp dụng lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 9-10%/năm. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 7-9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3-11%/năm đối với trung và dài hạn.
Lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 3-6,7%/năm; trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 3-5,5%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 5,5-6,7%/năm.