Những dòng in đậm của Thống đốc
Thống đốc Nguyễn Văn Bình báo cáo Quốc hội về quản lý nhà nước đối với thị trường vàng...
Ngân hàng Nhà nước can thiệp thị trường vàng không vì mục tiêu
lợi nhuận là điều được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nhấn
mạnh trong bản báo cáo dài 15 trang về công tác quản lý nhà nước đối với thị trường vàng, vừa được gửi đến Quốc hội.
Cùng ngày bản báo cáo này ra đời (29/5), hàng loạt câu hỏi của đại biểu qua thảo luận tổ liên quan đến thị trường vàng cũng đã được tổng hợp. Nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ đánh giá rõ hơn việc quản lý thị trường vàng theo cơ chế mới mà Chính phủ cho là tốt hơn, vì dư luận, nhân dân cho rằng đây là "cơ chế độc quyền".
Thừa ủy quyền Thủ tướng ký vào báo cáo nói trên, Thống đốc Bình đã in đậm nhiều đoạn mà ông muốn nhấn mạnh. Nhiều thông tin tại đây từng được Thống đốc trả lời chất vấn đại biểu từ kỳ họp trước, và được Ngân hàng Nhà nước công bố ở nhiều kênh thông tin khác.
Trong những dòng in đậm, ông Bình khẳng định, sau một năm thực hiện khuôn khổ pháp lý mới về quản lý thị trường vàng, quyền sở hữu, tích trữ, mua bán vàng miếng hợp pháp của người dân được bảo vệ. Thị trường vàng đã được sắp xếp lại một cách cơ bản.
Với khá nhiều phân tích và so sánh giữa yêu cầu của Quốc hội với kết quả thực hiện, báo cáo khẳng định tuyệt đại đa số yêu cầu của Quốc hội về thị trường vàng đã được Chính phủ thực hiện và bước đầu có kết quả rất tích cực, ngoại trừ nội dung “phấn đấu không để giá vàng trong nước chênh lệch quá lớn so với giá vàng thế giới…”.
Giải trình về “ngoại trừ” này, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước cũng nêu thực tế giai đoạn 2012 - 2013, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới ở mức cao hơn nhiều so với giai đoạn trước.
Tuy nhiên, thị trường vàng hoạt động ổn định, hoạt động đầu cơ bị đẩy lùi, thị trường vàng không còn ảnh hưởng mạnh tới thị trường ngoại hối như trước đây, tỷ giá ổn định, lạm phát được kiềm chế, ngoài ra đã mua lại được của dân gần 100 tấn vàng.
Theo Thống đốc, việc thu hẹp giá vàng trong nước và thế giới không làm bình ổn thị trường vàng, không loại bỏ được các tác động tiêu cực lên kinh tế vĩ mô, không làm giảm vàng hóa, mà trái lại, ở các chừng mực khác nhau lại có tác động ngược lại.
Chính chênh lệch giá vàng cao ở những thời điểm nhất định và hoạt động can thiệp theo hình thức đấu giá của Ngân hàng Nhà nước đã giữ cho giá vàng trong nước và thị trường vàng trong nước ổn định trước những biến động bất thường của giá vàng thế giới, đã làm mất đi động lực đầu cơ, làm giá, tạo sóng kiếm lời của giới đầu cơ, và do vậy góp phần kiềm chế "vàng hóa" nền kinh tế, thêm một nội dung nữa được Thống đốc nhấn mạnh.
Sau khi cho biết Ngân hàng Nhà nước can thiệp thị trường vàng chỉ nhằm điều tiết và quản lý nhà nước đối với thị trường, Thống đốc khẳng định, trước đây toàn bộ chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới đều thuộc về giới đầu cơ và kinh doanh vàng, còn nay đã thuộc về ngân sách Nhà nước để phục vụ quốc kế dân sinh.
Vàng miếng không phải mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống của người dân, Nhà nước không khuyến khích kinh doanh vàng miếng vì không tạo ra giá trị gia tăng của cải vật chất cho xã hội, mà ngược lại còn gây lãng phí một nguồn vốn to lớn để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, Thống đốc báo cáo Quốc hội.
Cùng ngày bản báo cáo này ra đời (29/5), hàng loạt câu hỏi của đại biểu qua thảo luận tổ liên quan đến thị trường vàng cũng đã được tổng hợp. Nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ đánh giá rõ hơn việc quản lý thị trường vàng theo cơ chế mới mà Chính phủ cho là tốt hơn, vì dư luận, nhân dân cho rằng đây là "cơ chế độc quyền".
Thừa ủy quyền Thủ tướng ký vào báo cáo nói trên, Thống đốc Bình đã in đậm nhiều đoạn mà ông muốn nhấn mạnh. Nhiều thông tin tại đây từng được Thống đốc trả lời chất vấn đại biểu từ kỳ họp trước, và được Ngân hàng Nhà nước công bố ở nhiều kênh thông tin khác.
Trong những dòng in đậm, ông Bình khẳng định, sau một năm thực hiện khuôn khổ pháp lý mới về quản lý thị trường vàng, quyền sở hữu, tích trữ, mua bán vàng miếng hợp pháp của người dân được bảo vệ. Thị trường vàng đã được sắp xếp lại một cách cơ bản.
Với khá nhiều phân tích và so sánh giữa yêu cầu của Quốc hội với kết quả thực hiện, báo cáo khẳng định tuyệt đại đa số yêu cầu của Quốc hội về thị trường vàng đã được Chính phủ thực hiện và bước đầu có kết quả rất tích cực, ngoại trừ nội dung “phấn đấu không để giá vàng trong nước chênh lệch quá lớn so với giá vàng thế giới…”.
Giải trình về “ngoại trừ” này, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước cũng nêu thực tế giai đoạn 2012 - 2013, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới ở mức cao hơn nhiều so với giai đoạn trước.
Tuy nhiên, thị trường vàng hoạt động ổn định, hoạt động đầu cơ bị đẩy lùi, thị trường vàng không còn ảnh hưởng mạnh tới thị trường ngoại hối như trước đây, tỷ giá ổn định, lạm phát được kiềm chế, ngoài ra đã mua lại được của dân gần 100 tấn vàng.
Theo Thống đốc, việc thu hẹp giá vàng trong nước và thế giới không làm bình ổn thị trường vàng, không loại bỏ được các tác động tiêu cực lên kinh tế vĩ mô, không làm giảm vàng hóa, mà trái lại, ở các chừng mực khác nhau lại có tác động ngược lại.
Chính chênh lệch giá vàng cao ở những thời điểm nhất định và hoạt động can thiệp theo hình thức đấu giá của Ngân hàng Nhà nước đã giữ cho giá vàng trong nước và thị trường vàng trong nước ổn định trước những biến động bất thường của giá vàng thế giới, đã làm mất đi động lực đầu cơ, làm giá, tạo sóng kiếm lời của giới đầu cơ, và do vậy góp phần kiềm chế "vàng hóa" nền kinh tế, thêm một nội dung nữa được Thống đốc nhấn mạnh.
Sau khi cho biết Ngân hàng Nhà nước can thiệp thị trường vàng chỉ nhằm điều tiết và quản lý nhà nước đối với thị trường, Thống đốc khẳng định, trước đây toàn bộ chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới đều thuộc về giới đầu cơ và kinh doanh vàng, còn nay đã thuộc về ngân sách Nhà nước để phục vụ quốc kế dân sinh.
Vàng miếng không phải mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống của người dân, Nhà nước không khuyến khích kinh doanh vàng miếng vì không tạo ra giá trị gia tăng của cải vật chất cho xã hội, mà ngược lại còn gây lãng phí một nguồn vốn to lớn để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, Thống đốc báo cáo Quốc hội.
Theo Nguyên Vũ