SaigonBank xin ý kiến cổ đông về bầu bổ sung HĐQT nhiệm kỳ 2013-2017
Thời gian chốt danh sách cổ đông lấy ý kiến của SaigonBank là ngày 3/3/2016. Thời gian thực hiện lấy ý kiến cổ đông từ 7/3/2016 đến ngày 21/3/2016.
- 13-11-2015Saigonbank: LNTT 9 tháng đạt 173 tỷ đồng, tín dụng tăng trưởng âm
- 03-09-2015Saigonbank báo lãi trước thuế 122 tỷ đồng, vượt 144% kế hoạch năm
- 03-09-2015Saigonbank thay Chủ tịch Hội đồng Quản trị
- 02-04-2015SaiGonBank bán 500.000 cổ phần Sabeco với giá khởi điểm 75.000 đồng/Cp
- 02-04-2015SaigonBank: Đặt mục tiêu lợi nhuận 2015 giảm 78% so với 2014
Ngân hàng TMCP Sài Gòn công thương (SaigonBank) vừa gửi thông báo đến cổ đông về việc chốt danh sách cổ đông để xin ý kiến ĐHCĐ bằng văn bản.
Cụ thể, Hội đồng quản trị lấy ý kiến cổ đông là bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2013-2017 trong năm 2016 của SaigonBank.
Thời gian chốt danh sách cổ đông lấy ý kiến của SaigonBank là ngày 3/3/2016. Thời gian thực hiện lấy ý kiến cổ đông từ 7/3/2016 đến ngày 21/3/2016.
Trước đó, SaigonBank đã có thông báo thay Chủ tịch HĐQT. Ông Trần Quốc Hải, thành viên HĐQT giữ chức danh Chủ tịch HĐQT Saigonbank nhiệm kỳ 2013-2017 kể từ ngày 1/9/2015 thay cho ông Nguyễn Phước Minh để nghỉ hưu theo chế độ.
Đồng thời, SaigonBank cũng thông báo về việc chốt danh sách cổ đông để xin ý kiến bằng văn bản về phương án tăng vốn điều lệ lên 4.080 tỷ đồng. Thời gian lấy ý kiến cổ đông từ 15 - 25/9/2015. Tuy nhiên, đến nay SaigonBank vẫn chưa công bố kết quả lấy ý kiến cũng như triển khai kế hoạch tăng vốn điều lệ.
Trong năm 2014 ngân hàng cũng đã có phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ tuy nhiên chưa thành công. Hiện vốn điều lệ của ngân hàng ở mức 3.080 tỷ đồng.
Năm 2014 SaigonBank từng được quan tâm nhiều bởi thông tin sẽ sáp nhập vào Vietcombank. Tuy nhiên tại ĐHCĐ thường niên của hai ngân hàng năm 2015 vẫn chưa có thông tin nào chính thức được đề cập với cổ đông.
Tại Saigonbank hiện cổ đông lớn nhất là Văn phòng thành ủy TP.HCM. Tiếp đến là công ty TNHH MTV Xây dựng và Kinh doanh Nhà Phú Nhuận; Công ty Du lịch thương mại Kỳ Hòa; Công ty Dầu khí TP.HCM.
Ngoài ra, Vietcombank và VietinBank cũng có cổ phần tương đối lớn, trong đó VietinBank sở hữu gần 10,4% vốn Saigonbank.
Theo quy định tại Thông tư 36, từ cuối năm 2015, một ngân hàng không được sở hữu quá 5% vốn ở ngân hàng khác và tối đa là có sở hữu ở 2 ngân hàng. Như vậy, VietinBank sẽ sớm phải thoái vốn khỏi Saigonbank. Tuy nhiên, đến nay việc thoái vốn vẫn chưa hoàn tất và chưa có thông tin Saigonbank về chung nhà với Vietcombank.
Tất cả những điều này thị trường và cổ đông hy vọng sẽ được giải đáp tại ĐHCĐ thường niên diễn ra tới đây.
Cơ cấu cổ đông của Saigonbank.
Trí Thức Trẻ