MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thu phí để hạn chế tiền mặt là hợp lý

21-06-2014 - 08:46 AM | Tài chính - ngân hàng

Theo TS Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, việc tính phí rút tiền, nộp tiền cần có lộ trình cụ thể.

Sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố dự thảo Thông tư Quy định phí dịch vụ tiền mặt, đã có nhiều ý kiến trái chiều nên và không nên thu phí khi nộp tiền, rút tiền ở ngân hàng (NH).

̉ dụng tiền mặt sẽ gây rủi ro

Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM, thông tư này nhằm hạn chế thanh toán dùng tiền mặt trong nền kinh tế, phù hợp với bối cảnh kinh tế phát triển.

Đồng tình, TS Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, cho rằng ở nhiều nước trên thế giới trước đây cũng áp dụng phí rút tiền mặt vì họ không khuyến khích sử dụng tiền mặt. “Việc giao dịch bằng tiền mặt không đảm bảo an toàn an ninh, tăng chi phí của xã hội, gây nhiều khó khăn” - ông Ngoạn nói.

Phân tích vấn đề này, ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch HĐQT KienLongBank, cho hay những năm trước, khi có quy định các cơ quan phải thanh toán tiền lương qua thẻ ATM, nhiều người phản đối vì sợ rằng người dân không quen sử dụng. Nhưng đến nay việc dùng thẻ ATM đã trở nên phổ biến. Tính đến cuối tháng 3, toàn hệ thống NH đã có trên 15.500 máy ATM và hơn 137.700 máy quẹt thẻ POS/EDC, tăng nhiều so với năm trước đó.

Bởi vậy dự thảo này hoàn toàn phù hợp với nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong xu hướng hội nhập. “Tuy nhiên, cần có hướng dẫn để người dân sử dụng và dần dần chấp nhận nó, đồng thời nên áp dụng có lộ trình” - ông Thắng nói.

Thu phí DN trước

Theo một số chuyên gia tài chính, nên xây dựng thành hai loại khách hàng: Cá nhân và doanh nghiệp (DN). Với DN, NH nên áp dụng thu phí trước còn với cá nhân, trước mắt nên miễn phí.

Ông Ngoạn đề nghị: Việc áp dụng dự thảo này cần có lộ trình cụ thể. Đối với các giao dịch điện tử thì nên miễn phí, còn các hình thức giao dịch bằng tiền mặt thì thu phí. Ở đây cũng cần cân nhắc với mỗi loại dịch vụ NH sẽ tính toán để thu mức phí bao nhiêu là phù hợp. Chẳng hạn, tiền tiết kiệm nên thu phí ở mức độ thấp hoặc miễn giai đoạn đầu. Còn mọi giao dịch khác như tài khoản của công ty khi đã gửi vào rồi rút ra thanh toán thì cần thu phí.

Theo ông Thắng, có thể quy định số lượng tiền gửi/rút ra bao nhiêu mới thu phí.

Vậy có hay không khi việc thu phí gửi và rút tiền này sẽ khiến người dân giảm lượng tiền gửi vào NH và cất ở nhà? Theo ông Ngoạn, việc thu phí sẽ không làm ảnh hưởng đến lượng rút tiền hay gửi tiền của người dân ở NH. “Hơn nữa, các NH hiện nay luôn phải cạnh tranh dịch vụ sao cho tốt để giữ khách hàng nên không NH nào thu phí cao” - ông Ngoạn nói.

Vừa chống lãng phí, vừa theo xu hướng thế giới

Ở một số NH nước ngoài, nếu giữ một lượng tiền tối thiểu là bao nhiêu thì rút ra khoản dư hay nộp vào khách hàng sẽ được miễn phí. Mỗi NH sẽ thiết kế sản phẩm theo cách khác nhau và không sợ NH nâng phí cao nếu NHNN cho phép thu phí.

Theo ông Phan Huy Khang, Tổng Giám đốc Sacombank, không chỉ với DN mà cả khách hàng cá nhân khi mang tiền đến NH gửi đều được miễn phí kiểm đếm. Tuy nhiên, để được miễn phí phải kèm điều kiện là không rút tiền trong ba ngày. “Nhưng nếu gửi tiền vào và rút ra ngay thì NH sẽ tính phí kiểm đếm” - ông Khang nói.

Một khách hàng sử dụng dịch vụ tại ACB cho biết cách đây ba năm, buổi sáng gửi vào tài khoản của mình 100 triệu đồng, đến chiều do có việc đột xuất phải rút ra thì bị NH này tính phí. Nhân viên NH giải thích quy định của NH là nếu khách hàng nộp tiền vào mà rút ngay mới sẽ bị tính phí kiểm đếm. Nhưng quá 24 giờ thì rút bất kỳ lúc nào cũng không mất phí.

Các chuyên gia cũng lưu ý hầu hết siêu thị, khu mua sắm sau một ngày thu về một lượng tiền mặt rất lớn. Thường họ phải nhờ NH kiểm đếm hộ để nộp vào tài khoản của mình. Số lượng tiền đủ mệnh giá, cũ mới khác nhau nên việc kiểm đếm có thể lên tới hàng giờ. Đa phần các NH đều miễn phí nhưng kèm theo điều kiện. Việc dự thảo quy định của NHNN cho thu phí nhưng khống chế mức độ là hoàn toàn cần thiết, vừa bảo vệ được khách hàng là DN tránh bị phí cao, vừa phù hợp với xu thế thế giới.


Theo Yên Trang

hangnt

Pháp luật TPHCM

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên