“Tỷ giá điều chỉnh hay không phụ thuộc vào ý chí của nhà điều hành”
TS. Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia, cho rằng tỷ giá có điều chỉnh nữa hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của nhà điều hành chính sách.
- 21-05-2015Tỷ giá lại “phiêu”: Chuyên gia nói gì?
- 16-05-2015Tỷ giá căng vì ẩn số giá dầu, nhập siêu?
- 15-05-2015Tỷ giá tăng nhanh, Ngân hàng Nhà nước “lên tiếng”
“Tất nhiên, việc tỷ giá có điều chỉnh tiếp hay không phải căn cứ vào yếu tố nền tác kinh tế vĩ mô. Nhưng hiện nay, yếu tố này chưa tạo ra thay đổi quá lớn. Nhưng với vai trò là nhà điều hành, thông tin chính sách và cách thức vận hành chính sách đảm bảo sự ổn định là yếu tố quan trọng”, ông Ngoạn bình luận.
Ông bình luận thế nào về hiện tượng tỷ giá tăng sát trần trong mấy ngày qua, mặc dù Ngân hàng Nhà nước vừa điều chỉnh 1% hồi đầu tháng này?
Nhìn nhận một ý thế này, chính sách tỷ giá trong thời gian qua ưu tiên sự củng cố và làm tăng niềm tin của người dân đối với tiền VND. Yêu cầu đó đặt ra hết sức đúng đắn và đúng thời điểm. Vào năm 2011, chúng ta gặp phải một loạt biến cố như lạm phát cao, nhập siêu quá lớn làm cho lòng tin của dân chúng với tiền VND bị ảnh hưởng và tình trạng đầu cơ ngoại tệ, vàng phổ biến.
Cho đến nay chúng ta thực hiện tốt chính sách này. Chúng ta biết rằng diễn biến kinh tế bị tác động cả yếu tố bên trong và bên ngoài, kể cả yếu tố nội tại của nền kinh tế và kinh tế thế giới. Mỗi giai đoạn có những diễn biến và tác động khác nhau.
Trước hết, chúng ta biết rằng nhập siêu của Việt Nam đã bắt đầu quay trở lại sau nhiều năm đạt xuất siêu. Kinh tế của chúng ta đã bắt đầu có phục hồi nên có nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị.
Thứ hai, giá cả quốc tế liên tục trong mấy năm qua giảm và ở mức thấp. Ví như trong năm qua, theo chỉ số của Economic, chỉ số giá lương thực giảm tới 23% làm cho hàng nông sản của chúng ta gặp hết sức khó khăn. Nhập khẩu tăng lên nhưng xuất khẩu gặp khó khăn. Điều đó cũng tác động ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế của chúng ta.
Bên cạnh những yếu tố này, phản ứng của thị trường ngoại hối còn có tác động từ yếu tố tâm lý nữa. Điều đó cũng dễ hiểu thôi.
Thực tế, hiện nay nhà điều hành chính sách của chúng ta đã nghiên cứu rất kỹ kinh tế học hành vi. Hành vi của thị trường phản ứng theo cách thức nào, suy nghĩ của thị trường nào tác động tới cung cầu ngoại tệ.
Từ chỗ yếu tố tâm lý không thuần thiết dừng lại ở tâm lý mà thể hiện bằng hành động cụ thể của các chủ thể trên thị trường đã tác động tới quan hệ cung cầu.
Yếu tố này cũng tác động tới cả hành vi găm giữ ngoại tệ của các tổ chức từ TCTD, ngân hàng, người xuất khẩu, nhập khẩu.
Theo ông, những yếu tố hiện này có tạo nên áp lực phải điều chỉnh tỷ giá trong những tháng cuối năm không?
Thực tế, theo báo cáo đánh giá cho thấy cái cân đối ngoại tệ chung của chúng ta năm nay vẫn ở trạng thái thặng dư. Đấy là yếu tố hết sức quan trọng.
Bên cạnh đó, các chủ thể trên thị trường cũng cần phải đánh giá để tránh chuyện có những hành vi trên thị trường, ứng xử đi lệch với các yếu tố căn bản. Tôi nghĩ cần phải có thông tin đẩy đủ, phân tích một cách kỹ lưỡng sâu sắc cái trước mắt và lâu dài.
Chính sách của chúng ta cũng nhìn nhận theo hướng đó để điều chỉnh cho thích hợp như xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân thanh toán nói chung và cung cầu ngoại tệ trên thị trường nói riêng và phải kết hợp đầy đủ đối với các thông tin chính sách cho nó tốt.
Tôi tin rằng nếu ta làm tốt vấn đề đó thì chúng ta sẽ hạn chế bớt những mặt trái không cần thiết.
Bên cạnh đó, yếu tố cơ bản nền tảng cũng đã có sự thay đổi so với trước đây nhưng chưa tạo ra những biến cố lớn. Theo dự báo cán cân thanh toán vẫn thặng dư. Tuy nhiên, nguồn ngoại tệ chảy vào trong nước này rồi có thể chuyển vào hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước hay không còn phụ thuộc vào hành vi ứng xử của thị trường.
Cho nên Ngân hàng Nhà nước cần phải có chính sách điều hành và đưa thông tin như thế nào đó để hành vi ứng xử của thị trường không đi lệch với những yếu tố cơ bản. Đó là điều quan trọng.
Ông có nói không chỉ nhà đầu tư mà ngay cả ngân hàng cũng găm giữ, đầu cơ ngoại tệ?
Tôi không nói các TCTD đầu cơ. Chúng ta biết các TCTD theo luật định hiện nay trạng thái ngoại tệ của họ cộng trừ 20% so với vốn điều lệ. Cho nên có lúc họ bán trước, có lúc họ mua trước bán sau, đó là hoạt động kinh doanh bình thường.
Liệu việc Chính phủ yêu cầu vay dự trữ ngoại hối có tác động tới biến động tỷ giá hiện nay?
Về mặt nào đó, không ít người trên thị trường cũng có suy nghĩ đó. Thế nhưng tôi nghĩ đây mới chỉ là đề xuất vì điều đó chưa được hiện thực hóa, mới chỉ là chủ trương định hướng.
Nếu đề xuất này được hiện thực hóa trong tháng tới đây thì sẽ tác động tới tỷ giá thế nào?
Khó có thể nói, nhưng hiện Chính phủ mới đang dự tính điều đó. Chính phủ vay bao nhiêu, thời hạn thế nào chưa được đề cập tới, tính toán thời điểm nào cũng chưa được nói rõ. Đây mới chỉ ở giai đoạn chủ trương thôi.
Giả định Chính phủ vay ngắn hạn như trong vai ba tháng hoặc dưới 1 năm, số tiền cũng không lớn lắm thì về cơ bản nó không tác động tới quan hệ cung cầu ngoại tệ. Chỉ có suy nghĩ con người thay đổi thôi.
Xin cám ơn ông!