MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

VAFI: Việt Nam chỉ cần 2 công ty định mức tín nhiệm là đủ

14-06-2013 - 14:44 PM | Tài chính - ngân hàng

Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) vừa có ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định thành lập và hoạt động của công ty định mức tín nhiệm (CRA).

VAFI cho rằng, hiện nay Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và nhiều văn bản pháp luật về tài chính chứng khoán ngân hàng đều không cấm việc thành lập và hoạt động của công ty định mức tín nhiệm (CRA) và dịch vụ định mức tín nhiệm. Tuy nhiên một số hoạt động đánh giá tín nhiệm từ Trung tâm thông tin tín dụng (Ngân hàng nhà nước) hay của một số doanh nghiệp đều hết sức sơ sài và không đủ sức tin cậy cho giới đầu tư, thậm chí một số hoạt động còn gây tác hại cho thị trường tài chính hoặc làm cho nhà đầu tư nhỏ lẻ và dân chúng hiểu nhầm;

Theo VAFI, để đi đánh giá năng lực tài chính của một tổ chức, những người đi đánh giá phải thật sự giỏi, có kinh nghiệm quốc tế, khách quan độc lập, không vụ lợi và không bao giờ “chiều chuộng”, thỏa hiệp với doanh nghiệp (chính là tổ chức đi thuê và trả tiền dịch vụ).

Việc thành lập 1 công ty định mức tín nhiệm mới (CRA) mà đòi hỏi doanh nghiệp phải có năng lực, có kinh nghiệm quốc tế cao có phải là câu chuyện đánh đố hay không? Hoàn toàn không và đây là kinh nghiệm thành lập CRA của các nước trong khu vực và các quốc gia đang phát triển .

Kinh nghiệm quốc tế đã chỉ ra rằng không nên có nhiều CRA vì như vậy sẽ dẫn tới tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, đồng thời không đảm bảo chất lượng dịch vụ, với thị trường tài chính Việt Nam, chỉ cần 2 CRA là đủ, ngoài ra còn có sự tham gia của CRA toàn cầu khi thực hiện các dịch vụ tín nhiệm đơn lẻ;   

Nhóm chuyên gia của VAFI, IFC và NOMURA securities Institute đã từng khuyến nghị Bộ Tài chính nên thành lập 2 CRA như sau :

Một CRA nội địa thành lập theo Luật Doanh nghiệp, có cổ đông sáng lập là CRA có uy tín hàng đầu trong khu vực chuyên phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ;

Một CRA toàn cầu hoạt động dưới dạng chi nhánh hoặc doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài;

Tuy nhiên, tổ chức này cũng lưu ý rằng với các tiêu chí trên chỉ là điều kiện cần cho việc ra đời dịch vụ định mức tín nhiệm trên lãnh thổ Việt Nam và nếu chỉ có tiêu chí này thì không biết đến bao giờ nước ta mới có 1 CRA có đủ uy tín ra đời?

Kinh nghiệm quốc tế đã chỉ ra rằng với những thị trường tài chính nhỏ bé, dân trí còn thấp thì sẽ không thể thu hút được các nhà đầu tư chiến lược tham gia bỏ vốn vì đầu ra quá nhỏ bé, cộng với thói quen doanh nghiệp thường không thích định mức tín nhiệm, vì vậy để CRA ra đời và hoạt động, Chính phủ các nước đều phải tạo lập môi trường hoạt động cho CRA:

Chẳng hạn như ở Thái Lan, Chính phủ quy định khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu thì bắt buộc phải định mức tín nhiệm; Với Philippine, và nhiều nước vùng Châu Mỹ la tinh,  Chính phủ yêu cầu các tổ chức ngân hàng, bảo hiểm phải tiến hành đánh giá định mức tín nhiệm hàng năm…..

Như vậy là để thu hút có chọn lọc các nhà đầu tư chiến lược có danh tiếng thì Chính phủ phải xây dựng khung khổ pháp lý để tạo lập môi trường hoạt động cho CRA;

Để có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc hoạch định chính sách, kêu gọi đối tác chiến lược và tham gia thành lập CRA, Bộ Tài chính nên hợp tác với công ty tài chính quốc tế (IFC) và Nomura securities Institute – VAFI đề nghị.

Khánh Linh

hanhle

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên