Vietcombank sở hữu trên 7% vốn tại Eximbank và MB
Theo quy định của Thông tư 36, Vietcombank sẽ phải thoái vốn khỏi Eximbank và MB về tối đa 5% vốn.
- 23-01-2016Thẻ Eximbank không rút được tiền tại ATM
- 21-01-2016Eximbank miễn nhiệm Phó tổng giám đốc Cao Xuân Lãnh
- 14-01-2016Eximbank xin gia hạn thời gian CBTT định kỳ các BCTC trong năm 2016
- 25-12-2015Eximbank: NHNN không tham gia quản trị và dấu hỏi về mối quan hệ với công ty Âu Lạc
- 21-12-2015Thấy gì từ việc thay đổi văn hóa lãnh đạo tại Eximbank?
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - mã: EIB) vừa công bố báo cáo quản trị năm 2015.
Theo đó, rất nhiều thành viên HĐQT và ban kiểm soát không nắm giữ cổ phần tại Eximbank. Chủ tịch HĐQT - thành viên HĐQT độc lập Lê Minh Quốc và Quyền Tổng giám đốc ông Trần Tấn Lộc cũng không sở hữu một cổ phiếu nào tại Eximbank.
Về cổ đông tổ chức, Sumitomo Mitsui Banking Corporation hiện đang nắm giữ hơn 185 triệu cổ phiếu EIB, tương đương 15% vốn tại ngân hàng, là cổ đông lớn nhất.
Theo sau là Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank) nắm giữ 101 triệu cổ phiếu EIB, tưởng ứng với tỷ lệ 8,19% vốn điều lệ Eximbank. Vietcombank có 2 đại diện ở Eximbank nhưng hiện không điều hành, quản trị.
Ông Cao Xuân Ninh và ông Trần Lê Quyết là hai người đại diện cho Vietcombank cùng 5 cổ đông cá nhân khác, tổng cộng mỗi người đại diện cho 11,287% số cổ phần có quyền biểu quyết ở Eximbank. Còn ông Lê Văn Quyết vào HĐQT do chính HĐQT nhiệm kỳ cũ đề cử. Trước khi gia nhập Eximbank, ông Quyết đang giữ chức Giám đốc Vietcombank Biên Hòa và trước đó công tác tại NHNN tỉnh Đồng Nai.
Trong khi đó, Vietcombank cũng đang là cổ đông lớn tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MB). Sau khi MB tăng vốn lên 16.000 tỷ đồng, tỷ lệ sở hữu của Vietcombank đã giảm từ 9,59% xuống còn 7,16%.
Tuy nhiên, theo quy định tại Thông tư 36, NHTM chỉ được nắm giữ cổ phiếu của tối đa không quá 2 TCTD khác, trừ trường hợp TCTD khác là công ty con của ngân hàng đó. Bên cạnh đó, tỷ lệ nắm giữ của NHTM tại TCTD khác phải dưới 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết và không được cử người tham gia HĐQT của TCTD mà ngân hàng mua cổ phần, trừ trường hợp TCTD đó là công ty con của ngân hàng.
Theo lộ trình, các NHTM đang nắm tỷ lệ sở hữu cổ phần tại hơn 2 TCTD khác phải tính đến việc thoái vốn trong vòng 1 năm. Trước ngày 1/2/2016, các ngân hàng phải xây dựng Phương án xử lý, biện pháp và kế hoạch thoái vốn để đảm bảo tuân thủ đúng quy định.
Do vậy, sắp tới Vietcombank sẽ phải thoái vốn tại hai ngân hàng MB và Eximbank.
Cơ cấu cổ đông của ngân hàng Eximbank cuối năm 2015.
Trí Thức Trẻ