MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vụ “7 ngân hàng tranh chấp 1 kho hàng càphê ở Bình Dương”: Có dấu hiệu tẩu tán, lừa đảo

12-12-2013 - 06:36 AM | Tài chính - ngân hàng

Đến chiều 11.12, tình hình căng thẳng tại kho hàng chứa càphê của Cty TNHH Trường Ngân, tại Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, giữa các ngân hàng (NH) vẫn diễn ra.

Nguy cơ “xiết nợ” của một số NH hiển hiện ngày càng rõ, trong khi đó dấu hiệu vi phạm hình sự của Cty Trường Ngân cũng rõ ràng, do vậy các NH còn lại đang hết sức lo lắng và mong chờ Cơ quan điều tra Bộ Công an vào cuộc.

    Chiều 11.12, theo nguồn tin từ một số NH đang cho lực lượng bảo vệ chốt trực tại kho hàng Cty Trường Ngân, thì các NH cố gắng bảo vệ kho hàng, không để bị “xiết nợ” của một NH nào, nhằm cùng nhau xử lý vụ việc có tình có lý, đúng quy định của pháp luật và mong chờ Cơ quan điều tra Bộ Công an sớm vào cuộc.

    Theo các NH cho Cty Trường Ngân vay, thì sau khi Thi hành án Dĩ An, Bình Dương tổ chức cưỡng chế kho hàng theo Quyết định hòa giải của TAND quận 4, TPHCM, thực tại lô hàng này chỉ còn khoảng 600 tấn càphê, còn lại là hàng trăm tấn… rác, vỏ càphê, sỏi đá. Các NH đặt câu hỏi, vậy số càphê đã đi đâu?

    Trong khi đó, trước đây các NH xét duyệt hồ sơ vay đều cho rằng, họ đã kiểm tra rất kỹ kho hàng chứa càphê là có thực, đều chứa càphê nhân xô. Theo nhận định của một số người của NH đang bám ở hiện trường, có thể do áp lực từ một NH, mà ông chủ Cty Trường Ngân đã chủ động tráo số hàng này, từ lô hàng là tài sản đảm bảo vay của NH này sang lô hàng đảm bảo vay của NH khác.

    Ngoài ra, cũng như ông giám đốc Cty Trường Ngân từng “thú nhận” là do làm ăn thua lỗ, đã mang tài sản đảm bảo vay của các NH đi bán, cho thấy quá rõ hành vi tẩu tán tài sản của Cty Trường Ngân. Chính vì vậy mà có nhận định rằng, sau khi mang càphê đi bán, Cty lại mang những bao rác về chất lại trong kho hàng!

    Một chuyên gia lĩnh vực NH nhận định, trong trường hợp này, có thể xảy ra một số giả định, như Cty Trường Ngân đã chủ động tráo hàng từ lô hàng của một NH này sang cho NH khác để giải quyết các hồ sơ vay. Sau đó, có thể NH được nhận tráo hàng do gây áp lực nên Giám đốc Cty rút hàng từ các lô khác trả về cho NH gây áp lực mạnh. Do vậy, lô hàng hiện nay chỉ còn một phần là càphê, còn lại toàn là rác.

    Giả thiết thứ hai đã có hiện tượng từ thực tế là NH dùng một vài chiêu trò cấu kết với doanh nghiệp để đẩy nợ cho ngân hàng khác. Ví dụ, để thu hồi một món nợ quá hạn, ban đầu là gây áp lực với doanh nghiệp, bước sau là hỗ trợ làm đẹp tình trạng đang nợ quá hạn của doanh nghiệp ở NH này để doanh nghiệp có thể dễ dàng chứng minh khi làm hồ sơ vay ở NH khác. Vay xong thì NH này sẽ thu ngay số tiền mà doanh nghiệp vừa vay của NH kia.

    Theo một cán bộ NH có “dính” trong vụ Cty Trường Ngân, những dấu hiệu vi phạm hình sự xảy ra tại Cty Trường Ngân đã quá rõ, đó là hành vi tẩu tán tài sản và có dấu hiệu lừa đảo. Hiện nay, tại kho hàng này, cũng như theo xác nhận của Thi hành án, qua kiểm tra chưa đẩy đủ, có đến hàng trăm tấn… rác, chứ không phải càphê nhân là tài sản đảm bảo vay của Cty Trường Ngân.

    Các NH hiện đang đứng trước nguy cơ không thu hồi được tiền đã cho Cty Trường Ngân vay đều mong muốn Cơ quan điều tra Bộ Công an sớm vào cuộc để nhanh chóng chấm dứt tình trạng lộn xộn đã đến hồi quá tầm kiểm soát, vượt quá tầm vụ việc dân sự.

    Theo Phùng Bắc

    hangnt

    Lao động

    CÙNG CHUYÊN MỤC

    XEM
    Trở lên trên