Xử lý nợ xấu phải có một định chế đủ lớn
Tổng giám đốc DATC thẳng thắn nhìn nhận: Một mình DATC cũng không thể xử lý được vấn đề nợ xấu. Do đó, cần thu hút các thành phần khác cùng tham gia ví dụ như CTCP.
Nợ xấu đang trở thành vấn đề bức xúc hiện nay của nền kinh tế và ý tưởng về thành lập công ty mua bán nợ Quốc gia cũng đã được đề cập đến. Tuy nhiên, đến nay mọi ý tưởng đó vẫn chỉ nằm trên giấy. Nhiều chuyên gia tài chính cho rằng, sớm nhất thì cũng phải đến quý I/2013 nếu được phê duyệt thì công ty này mới đi vào hoạt động.
Ông Trương Đình Tuyển, thành viên Hội đồng tư vấn tiền tệ Quốc gia bày tỏ quan điểm ủng hộ thành lập công ty AMC quốc gia và khẳng định nếu việc này càng làm muộn thì nền kinh tế sẽ càng phải trả giá đắt.
Nguyên tắc của AMC bảo toàn vốn là chủ yếu, không lấy lợi nhuận làm trọng. Nếu có lãi (do đấu giá), có thể trích tỷ lệ nào đó để trả lại ngân hàng, doanh nghiệp.
Chính vì thế ông Tuyển cho rằng, Hội đồng của AMC này nên để Bộ Tài chính chủ trì, Ủy ban Giám sát, Ngân hàng Nhà nước chỉ là đại diện tham gia để cho khách quan. Ngân hàng Nhà nước có thể tạm ứng vốn ban đầu, AMC này có thể phát hành trái phiếu để hoạt động.
“Có thể nâng cấp từ DATC (Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DN – trực thuộc Bộ Tài chính) hoặc lập mới nhưng phải có một định chế đủ lớn để xử lý càng sớm càng tốt. Chính phủ phải ấn định thời gian thỏa thuận, mức chiết khấu giá mua nợ xấu” – Ông Tuyển gợi ý.
Tuy nhiên, ông Phạm Thanh Quang - Tổng giám đốc DATC cũng thẳng thắn nhìn nhận: DATC đang là công ty thành lập với 100% vốn Nhà nước, nhưng với quy mô vẫn khiêm tốn. Do vậy cần lôi kéo thêm các nguồn lực khác của xã hội tham gia vào việc xử lý nợ xấu.
Chẳng hạn như thành lập thêm các công ty cổ phần khác với vốn góp của DATC để từ uy tín của Nhà nước có thể thu hút thêm sự quan tâm giới đầu tư.
Cũng theo ông Quang, trước hết phải để các ngân hàng bắt tay với doanhh nghiệp tự xử lý trước, sau đó không tự xử lý được mới đến cấp thứ hai là các công ty mua bán nợ AMC hay DATC…
Bởi nếu thành lập ra Công ty Mua bán nợ quốc gia và toàn bộ nợ xấu được chuyển vào cho công ty này giải quyết thì chắc chắn sẽ nảy sinh những rủi ro đạo đức.
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cũng đồng ý với quan điểm của ông Thanh và cho rằng: Đã là doanh nghiệp thì chắc chắn hoạt động phải có lợi nhuận, và DATC cũng không ngoại trừ trong số đó.
“DATC không phải là doanh nghiệp hoạt động “từ thiện”, Chính phủ đã mất công thành lập ra DATC để giải quyết nợ xấu thì công ty phải có trách nhiệm đảm bảo nguồn vốn cũng như lợi nhuận cho Nhà nước”.
Theo ông Ánh, DATC chỉ nên tập trung vào nhiệm vụ chính là giải quyết nợ xấu của các DNNN, không nên “ôm đồm” xử lý cả phần nợ của các doanh nghiệp tư nhân, vì đây là mục tiêu ban đầu để thành lập ra DATC.
Và nếu chỉ tập trung giải quyết nợ xấu của riêng phần DNNN thì công ty này cũng đã có rất nhiều việc.
Hơn nữa, xử lý với DNNN rất khác với xử lý nợ của doanh nghiệp tư nhân, vì tài sản của đối tượng này cũng là tài sản của Nhà nước, các khoản vay cũng phần lớn dựa trên tín chấp, nên cần có những cơ chế xử lý rất khác.
Và khi đã tập trung vào xử lý nợ cho DNNN, công ty này cần nhận định được 2 mục tiêu trong hoạt động, là: mục tiêu hoạt động chính trị và mục tiêu hoạt động theo cơ chế thị trường, để vẫn đảm bảo lợi nhuận mang lại nhưng vẫn theo đúng định hướng mục tiêu ban đầu của Chính phủ.
Ông Trương Đình Tuyển, thành viên Hội đồng tư vấn tiền tệ Quốc gia bày tỏ quan điểm ủng hộ thành lập công ty AMC quốc gia và khẳng định nếu việc này càng làm muộn thì nền kinh tế sẽ càng phải trả giá đắt.
Nguyên tắc của AMC bảo toàn vốn là chủ yếu, không lấy lợi nhuận làm trọng. Nếu có lãi (do đấu giá), có thể trích tỷ lệ nào đó để trả lại ngân hàng, doanh nghiệp.
Chính vì thế ông Tuyển cho rằng, Hội đồng của AMC này nên để Bộ Tài chính chủ trì, Ủy ban Giám sát, Ngân hàng Nhà nước chỉ là đại diện tham gia để cho khách quan. Ngân hàng Nhà nước có thể tạm ứng vốn ban đầu, AMC này có thể phát hành trái phiếu để hoạt động.
“Có thể nâng cấp từ DATC (Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DN – trực thuộc Bộ Tài chính) hoặc lập mới nhưng phải có một định chế đủ lớn để xử lý càng sớm càng tốt. Chính phủ phải ấn định thời gian thỏa thuận, mức chiết khấu giá mua nợ xấu” – Ông Tuyển gợi ý.
Tuy nhiên, ông Phạm Thanh Quang - Tổng giám đốc DATC cũng thẳng thắn nhìn nhận: DATC đang là công ty thành lập với 100% vốn Nhà nước, nhưng với quy mô vẫn khiêm tốn. Do vậy cần lôi kéo thêm các nguồn lực khác của xã hội tham gia vào việc xử lý nợ xấu.
Chẳng hạn như thành lập thêm các công ty cổ phần khác với vốn góp của DATC để từ uy tín của Nhà nước có thể thu hút thêm sự quan tâm giới đầu tư.
Cũng theo ông Quang, trước hết phải để các ngân hàng bắt tay với doanhh nghiệp tự xử lý trước, sau đó không tự xử lý được mới đến cấp thứ hai là các công ty mua bán nợ AMC hay DATC…
Bởi nếu thành lập ra Công ty Mua bán nợ quốc gia và toàn bộ nợ xấu được chuyển vào cho công ty này giải quyết thì chắc chắn sẽ nảy sinh những rủi ro đạo đức.
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cũng đồng ý với quan điểm của ông Thanh và cho rằng: Đã là doanh nghiệp thì chắc chắn hoạt động phải có lợi nhuận, và DATC cũng không ngoại trừ trong số đó.
“DATC không phải là doanh nghiệp hoạt động “từ thiện”, Chính phủ đã mất công thành lập ra DATC để giải quyết nợ xấu thì công ty phải có trách nhiệm đảm bảo nguồn vốn cũng như lợi nhuận cho Nhà nước”.
Theo ông Ánh, DATC chỉ nên tập trung vào nhiệm vụ chính là giải quyết nợ xấu của các DNNN, không nên “ôm đồm” xử lý cả phần nợ của các doanh nghiệp tư nhân, vì đây là mục tiêu ban đầu để thành lập ra DATC.
Và nếu chỉ tập trung giải quyết nợ xấu của riêng phần DNNN thì công ty này cũng đã có rất nhiều việc.
Hơn nữa, xử lý với DNNN rất khác với xử lý nợ của doanh nghiệp tư nhân, vì tài sản của đối tượng này cũng là tài sản của Nhà nước, các khoản vay cũng phần lớn dựa trên tín chấp, nên cần có những cơ chế xử lý rất khác.
Và khi đã tập trung vào xử lý nợ cho DNNN, công ty này cần nhận định được 2 mục tiêu trong hoạt động, là: mục tiêu hoạt động chính trị và mục tiêu hoạt động theo cơ chế thị trường, để vẫn đảm bảo lợi nhuận mang lại nhưng vẫn theo đúng định hướng mục tiêu ban đầu của Chính phủ.
Khánh Linh