MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ai sở hữu Fed?

27-10-2013 - 15:15 PM | Tài chính quốc tế

Fed tồn tại bởi Quốc hội đã tạo ra nó, nhưng các chính sách của Fed có thể được triển khai mà không cần sự phê duyệt của Quốc hội hoặc Tổng thống.

Trước khi trả lời câu hỏi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) thực sự thuộc về ai, có lẽ cần phải hiểu chính xác Fed là gì. 

Cục dự trữ liên bang Mỹ (Federal Reserve System – Fed) được xây dựng theo mô hình của Trung tâm xử lý thanh toán New York (New York Clearinghouse) tồn tại ở New York trong suốt thế kỷ 19 và 20. Đúng như tên gọi, đây là một trung tâm xử lý thanh toán lớn, rất nhiều ngân hàng lớn có thể đến đây để thanh toán các khoản liên ngân hàng. 

Tuy nhiên, cơ quan này không đủ lớn để giải quyết hết các vấn đề phức tạp với quy mô quá lớn của hệ thống ngân hàng nước Mỹ. Do đó, các trung tâm xử lý thanh toán ở khu vực tỏ ra yếu kém trong việc đối phó với khủng hoảng ngân hàng và các vấn đề về thanh khoản. 

Hệ thống của Fed được xây dựng trên mô hình tư nhân và phát triển thành một mô hình kết hợp các đặc điểm của cả khu vực công và khu vực tư nhân để tạo nên một trung tâm thanh toán quốc gia cho các khoản giao dịch liên ngân hàng. 

Có thể bạn không được nghe nhiều về vấn đề này, tuy nhiên đó thực sự là mục đích ban đầu của Fed: là một trung tâm xử lý thanh toán giúp bôi trơn hệ thống thanh toán. Tất cả những vấn đề gây được nhiều sự chú ý hiện nay (như chính sách tiền tệ) chỉ là phần phụ của mục tiêu lớn nhất – đảm bảo hệ thống thanh toán khỏe mạnh. 

Tuy nhiên, Fed là một định chế “kỳ quặc” khi xét đến vấn đề sở hữu. Fed tồn tại theo luật được Quốc hội Mỹ thông qua. Tuy nhiên, Fed cũng được coi là một định chế độc lập bởi nó không phải một cơ quan lập pháp hoặc hành pháp của chính phủ. Fed tồn tại bởi Quốc hội đã tạo ra nó, nhưng các chính sách của Fed có thể được triển khai mà không cần sự phê duyệt của Quốc hội hoặc Tổng thống. Về mặt chính trị, đặc điểm này khiến Fed là một thực thể rất độc lập. 

Các chi nhánh của Fed là “cánh tay” nằm trong hệ thống của Fed và hoạt động như một phiên bản địa phương của Trung tâm xử lý thanh toán New York. 

Các chi nhánh của Fed phát hành cổ phiếu cho các ngân hàng thành viên. Cổ phiếu này có lợi tức 6% và các ngân hàng có quyền đối với lợi nhuận hàng năm của Fed. Tuy nhiên, năm ngoái, Fed kiếm được tổng cộng 90,5 tỷ USD. Trong số này, 1,6 tỷ USD được dùng để trả cổ tức. 88 tỷ USD được nộp lại cho Bộ Tài chính Mỹ. Trong khi  về mặt kỹ thuật Bộ Tài chính không sở hữu cổ phần của Fed, Fed bắt buộc phải nộp lợi nhuận cho chính phủ liên bang. Nói một cách khác, Bộ Tài chính là bên nhận phần lớn lợi nhuận của Fed. 

Đừng quên mục tiêu hàng đầu của Fed. Fed tồn tại để phục vụ hệ thống thanh toán. Điều này có nghĩa Fed là cơ quan hỗ trợ hệ thống ngân hàng Mỹ. Trước khi đạt được nhiệm vụ kép là ổn định giá cả và tạo ra việc làm, Fed phải đảm bảo hệ thống thanh toán khỏe mạnh. Do đó, Fed thường được coi là “đầy tớ” của hệ thống ngân hàng trong khi cố gắng phục vụ nhu cầu của công chúng. 

Fed là một trung tâm thanh toán chưa hoàn hảo nhưng khá tân tiến. Cấu trúc “độc lập với chính phủ” khiến câu trả lời cho câu hỏi ai sở hữu Fed không rõ ràng. Và, câu trả lời hợp lý nhất có lẽ là không có cơ quan nào thực sự sở hữu Fed! 

Thu Hương

huongnt

Business Insider

Trở lên trên