Ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công Hy Lạp được kiềm chế ở châu Á
Ngoài tình trạng dễ biến động trong ngắn hạn, Nomura không nhận thấy bất cứ một hậu quả có tính dài hạn nào của sức ép thị trường tài chính châu Âu lên thị trường châu Á.
- 02-07-2015Hy Lạp vỡ nợ, Việt Nam có bị ảnh hưởng?
- 02-07-2015Paul Krugman: Hy Lạp nên rời khỏi Eurozone
- 01-07-20159 điều cần biết về vụ vỡ nợ của Hy Lạp
Trong khi thị trường tài chính trên toàn lục địa bị ảnh hưởng tiêu cực bởi cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp thì hầu hết các nhà phân tích cho rằng những thương vụ bán thốc bán tháo ở thị trường châu Á sẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn và những ảnh hưởng được dự báo từ cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp sẽ dịu đi.
Tình hình Hy Lạp trở nên xấu đi vào cuối tuần trước khi mà hai bên Athens và các chủ nợ châu Âu không đạt được một thỏa thuận nào về các yêu cầu thắt lưng buộc bụng và gói cứu trợ mới.
Cuộc trưng cầu dân ý của chính phủ Hy Lạp đã được đưa ra trước ngày 5/7 tới để cho người dân Hy Lạp có thời gian quyết định. Thay vì những phát súng bất ngờ như những lần trước, khối châu Âu quyết định không mở rộng các chương trình hỗ trợ, và ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) quyết định không tăng các khoản hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp có trị giá trên 89 tỷ euro trở lên. Cũng trong thứ hai vừa qua chính phủ Hy Lạp tuyên bố đóng cửa tất cả các ngân hàng để thực hiện kiểm soát vốn trong vòng 1 tuần.
Bằng việc đánh giá cao các thị trường trong một vài sự kiện gần đây, cho đến nay kết quả của cuộc khủng hoảng Hy Lạp hoàn toàn không nằm trong dự đoán mà thị trường tài chính toàn cầu thường thấy các phản xạ tiêu cực xảy ra.
Những gì mà các nhà đầu tư và phân tích mong mỏi hiện nay là một cuộc hội đàm ngắn gọn trong vài phút nhằm định hướng các nhà lãnh đạo hai bên hủy cuộc trưng cầu dân ý sắp tới đồng thời thay đổi kiến nghị của chính phủ Hy Lạp đến người dân từ nghịch thành thuận.
Nhưng những nhà phân tích thị trường toàn cầu Nomura lại cho rằng tình trạng không chắc chắn ở Hy Lạp ít nhất sẽ ảnh hưởng đến tâm lý thị trường trong một tuần bằng việc không thể dự đoán trước kết quả của cuộc trưng cầu dân ý sắp tới. Những câu hỏi đặt ra về kết quả cuộc cuộc trưng cầu dân ý đều là những ngôn từ ngu ngốc, ngay cả những gì xảy ra sau khi có kết quả phiếu bầu đều không chắc chắn.
Phía Nomura tin rằng những lo ngại về hiệu ứng domino từ khủng hoảng Hy Lạp sẽ lắng xuống chỉ trong một thời gian ngắn. Đồng ringgit của Malaysia và đồng rupi của Indoneia đều dễ bị tổn thương nhất và có vẻ như đang được định giá thấp kể từ tổn thương từ mức nợ nước ngoài cao.
Mức dự trữ ngoại hối và độ đánh giá tín dụng của Fitch thấp ở Malaysia trong tuần sắp tới làm gia tăng mối lo ngại của Malaysia, trong khi đó ở Indonesia, việc đánh giá tài chính mức thâm hụt tài khoản vãng lai đang là một thách thức lớn.
Ngược lại, có vẻ như trong mớ hoang tàn của cuộc khủng hoảng Hy Lạp thì đồng Nhân dân tệ đang được định giá cao. Phía Nomura giải thích rằng, có một vài lý do khiến đồng NDT được nguyên vẹn trong những tháng tới, chúng bao gồm: việc Trung Quốc đang nỗ lực tập trung đưa đồng tiền của mình vào giỏ tiền tệ thế giới – SDR; những chính sách kiểm soát dòng vốn thận trọng; dấu hiện nền kinh tế vĩ mô trong nước đang được cải thiện bằng những phản ánh trong chỉ số quản lý thu mua công và bình ổn giá tài sản; và cuối cùng là nhận thức của chức trách Trung Quốc về sự gia tăng rủi ro tín dụng nợ ngoại tệ.
Ngoài tình trạng dễ biến động trong ngắn hạn, Nomura không nhận thấy bất cứ một hậu quả có tính dài hạn nào của sức ép thị trường tài chính châu Âu lên thị trường châu Á.
Hầu hết các nền kinh tế châu Á về cơ bản đều được phục hồi nhờ đợt giảm giá mạnh mẽ của giá dầu vào năm ngoái, điều mà châu Á đã được gợi ý là lá bài domino cuối cùng trong chuỗi thị trường tài chính mới nổi trên toàn cầu.
Capital Economics, một công ty nghiên cứu kinh tế vĩ mô độc lập cũng đồng ý rằng, ngoài một số ít các nền kinh tế mới nổi châu Âu nhất là Bulgaria và Romania nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của Hy Lạp thông qua mối liên kết sâu sắc từ thương mại và tài chính ngân hàng thì các mối liên kết khác giữa Hy Lạp và phần các quốc gia mới nổi còn lại đều được hạn chế.
Các nền kinh tế mới nổi chịu tổn thương nhất sẽ bị phụ thuộc rất nhiều vào nền tài chính bên ngoài để tài trợ cho chi tiêu và trả nợ. Ở châu Á, Malaysia là một trong số đó.
Giả sử vấn đề Hy Lạp được kiềm chế ở một số nơi đặc biệt là Trung Quốc, thì nó sẽ tiếp tục có ảnh hưởng lớn hơn ở một nơi khác như là đa số các thị trường mới nổi trong khu vực.