MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bài toán khó 1.000 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng

10-03-2014 - 09:23 AM | Tài chính quốc tế

Làm thế nào để lấp đầy khoảng trống 1.000 tỷ USD mỗi năm thiếu hụt trong đầu tư cơ sở hạ tầng? Đây là nội dung chính của báo cáo về cơ sở hạ tầng mới được WEF công bố.

Cơ sở hạ tầng từ lâu nay vẫn là nhân tố đóng vai trò chủ chốt trong tăng trưởng, sức cạnh tranh và cả phúc lợi xã hội của một quốc gia. Tuy nhiên, đây cũng là những dự án đòi hỏi nguồn vốn đầu tư khổng lồ và không phải lúc nào các quốc gia cũng có thể đáp ứng. Theo ước tính, mỗi năm toàn thế giới thiếu hụt ít nhất là 1.000 tỷ USD vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Làm thế nào để có thể giải quyết tình trạng này?

Đây là những nội dung chính của báo cáo mang tên Infrastructure Investment Policy Blueprint” (Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng) mới được tổ chức Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) công bố. 

Chúng tôi xin lược dịch lại báo cáo này. 

Góc nhìn của chính phủ về cơ sở hạ tầng

Cụm từ “cơ sở hạ tầng” có ý nghĩa khác nhau đối với các đối tượng khác nhau và do đó chắc chắn ảnh hưởng đến phương thức đầu tư của các đối tượng (cụ thể là hơn là của chính phủ và khu vực tư nhân).

Với chính phủ và xã hội, cơ sở hạ tầng thường đề cập tới các công trình xây dựng như đường sá, cầu cống, sân bay, trạm điện, trường học, bệnh viện… những công trình cần thiết cho phát triển xã hội và thúc đẩy nền kinh tế.

Chính phủ có nhiều thách thức khi phải đối mặt với vấn đề đánh giá các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, không chỉ dựa trên giá trị kinh tế của công trình, mà còn phải dựa vào các ảnh hưởng của nó đối với các đối tượng liên quan và xã hội.

Đứng trên góc nhìn này, các cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương quan tâm đến ảnh hưởng của các dự án cơ sở hạ tầng  đến cộng đồng, tác động trong việc phân phối lao động – những người sẽ được hưởng lợi ích trực tiếp khi các dự án mới được triển khai.

Khu vực tư nhân nghĩ gì?

Với họ, cơ sở hạ tầng là “một loại tài sản”, và do đó vấn đề được quan tâm chủ yếu là tỷ lệ hiệu quả và rủi ro sau khi hoàn thành dự án, cũng như tác động của dự án với kế hoạch đầu tư tổng thể sau này. Một dự án có hấp dẫn hay không phụ thuộc vào các nhân tố tài chính.

Các nhân tố được xem xét bao gồm lợi nhuận ổn định, luận chuyển dòng vốn an toàn và ít biến động. Các sự án cơ sở hạ tầng thường là thị trường độc quyền với rào cản gia nhập rất lớn. Một khi các dự án xây dựng hoàn thành, đáp ứng nhu cầu thị trường thì tỷ lệ rủi ro sẽ giảm đáng kể.

Nhắc đến đầu tư của khu vực tư nhân không thể không nhắc đến những lựa chọn thay thế. Các nhà đầu tư đánh giá một cơ hội đầu tư vào khu vực cơ sở hạ tầng dựa trên các tiêu chí liên quan đến các nguồn tài nguyên khác như: trái phiếu chính phủ, thị trường chứng khoán và tài sản tư nhân. Có thể nói, các nhà đầu tư không chỉ tìm cách làm sao để đầu tư vào dự án, mà họ còn cân nhắc giữa các lựa chọn khác nhau. Khi quyết định đầu tư vào cơ sở hạ tầng, họ không chỉ quan tâm đến giá trị của nó, mà còn so sánh với các dự án khác cùng khu vực và chung chế độ pháp lý.

Tư nhân đầu tư vào cơ sở hạ tầng như thế nào?

Các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng thông qua nhiều hình thức, từ hợp đồng dịch vụ riêng lẻ, dự án hợp tác giữa tư nhân và nhà nước (PPPs), cho đến tư nhân hóa hoàn toàn. Hiện nay, PPP là hình thức được các quốc gia đang phát triển đẩy mạnh.

Một dự án PPP lại có nhiều hình thức hợp tác khác nhau. Nếu là hợp đồng quản lý, một số dịch vụ (ví dụ như quá trình vận hành và bảo dưỡng một con đường cao tốc) sẽ được thực hiện bởi công ty tư nhân với một chi phí nhất định.

Trong trường hợp cho thuê, doanh nghiệp tư nhân trả một chi phí nhất định để thuê quyền sử dụng tạm thời cơ sở hạ tầng, có trách nhiệm hoàn toàn với việc vận hành tài sản đó và chấp nhận mọi rủi ro thương mại.

PPP theo hình thức chuyển nhượng xảy ra khi công ty tư nhân huy động vốn để thiết kế lại và tái cấu trúc một tài sản trong một khoảng thời gian nhất định. Họ có toàn quyền sử dụng và bảo dưỡng tài sản đó.

Cuối cùng, với PPP theo hình thức hợp tác đầu tư hay doanh nghiệp liên doanh, một phần tài sản được bán cho đối tượng tư nhân, hoặc nhà nước và đối tượng tư nhân đồng thời tài trợ vốn để mua những tài sản mới.

 Thảo Phương

huongnt

World Economic Forum

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên