MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bài toán khó 1.000 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng (P2)

11-03-2014 - 13:23 PM | Tài chính quốc tế

Trong lịch sử, hai nguồn tài chính của các khoản vay phổ biến là: nợ ngân hàng thương mại và nợ thị trường vốn.

Các chủ nợ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng, chiếm từ 70 đến 90% trong một dự án. Trong lịch sử, hai nguồn tài chính của các khoản vay phổ biến là: nợ ngân hàng thương mại và nợ thị trường vốn. 

Ngân hàng

Các ngân hàng chịu trách nhiệm cung cấp nguồn vốn lớn cho các dự án cơ sở hạ tầng, đặc biệt là ở các thị trường đang phát triển, nơi mà thị trường trái phiếu doanh nghiệp và chứng khoán tương đối kém phát triển.

Từ năm 1999 đến năm 2009, các ngân hàng thương mại đã cũng cấp khoảng 90% tổng số nợ tư nhân, các ngân hàng lớn ở các nước phát triển đóng vai trò chủ chốt bơm vốn cho các thị trường mới nổi. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính và các quy định phát sinh sau đó đã dần thay đổi vai trò của hệ thống ngân hàng trong đầu tư cơ sở hạ tầng.

Quy định Basel III sẽ làm tăng chi phí vốn với các khoản nợ đầu tư cơ sở hạ tầng trong dài hạn, làm giảm lợi nhuận. Trong khi đó, các giám đốc điều hành ngân hàng ngày càng cảnh giác với các khoản nợ dài hạn và các tài sản có tính thanh khoản thấp. Những thách thức này khiến ngân hàng cắt giảm quy mô các khoản vay đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng lãi suất lên 24%, và có lẽ ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến các dự án tài chính khi chỉ chấp nhận các khoản vay ngắn hạn. 

Trên toàn thế giới, các khoản vay cho dự án đã giảm từ 30% năm 2011 xuống còn 10% năm 2012. Các khoản nợ dài hạn gần như là điều không thể trong chính sách của các ngân hàng, bên cạnh đó rủi ro tái cấp vốn liên quan đã khiến các nhà đầu tư và cả chính phủ thận trọng hơn trong các quyết sách sau này.

Trong thời gian tới, các ngân hàng vẫn được trông đợi sẽ đóng vai trò chủ chốt cấp vốn cho các khoản vay đầu tư cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần khai thác thêm các nguồn vốn bổ sung khác, đặc biệt là các nguồn vốn với kỳ hạn vay dài hạn.

Đi vay trên thị trường tài chính quốc tế

Thị trường tài chính quốc tế là một khu vực vốn dồi dào nhưng  vẫn chưa được khai thác. Trong lịch sử thế giới, trái phiếu cơ sở hạ tầng đóng góp gần 10% trong tổng quỹ đầu tư nợ tư nhân trên toàn cầu, tuy nhiên phần lớn các trái phiếu này mới chỉ được phát hành ở châu Âu và Bắc Mỹ. 

Một điều kiện tiên quyết trong việc tiếp cận nguồn vốn qua thị trường trái phiếu là dự án đầu tư phải đảm bảo định mức tín nhiệm từ các tổ chức đánh giá chuyên nghiệp như: Standard&Poor’s hay Moody’s. Một số nhà đầu tư tiềm năng như các quỹ hưu trí cũng yêu cầu thêm bảo hiểm trái phiếu (có tên khác là bảo hiểm monoline) trước khi đầu tư vào trái phiếu cơ sở hạ tầng.

Các nhà đầu tư dài hạn

Sự thay đổi trên thị trường tài chính (như sự gia tăng vốn vay nợ trong các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng trong mối tương quan với các tài sản cố định khác như trái phiếu chính phủ)  đã làm tăng sức hút của các khoản vay nợ này đối với các nhà đầu tư. 

Các chủ nợ phi truyền thống như các công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí và các quỹ cho vay mới được thành lập có thể tạo ra khoản thu nhập ổn định từ các khoản cho vay đầu tư vào cơ sở hạ tầng, do đó cũng phù hợp với các khoản vay dài hạn của họ. 

Do đó, các nhà đầu tư thường tiếp cận các khoản vay đầu tư cơ sở hạ tầng thông qua thị trường vốn. Tuy nhiên, gần đây họ đang có xu hướng thành lập các nhóm nội bộ để cung cấp các khoản vay trực tiếp vào dự án, đầu tư vào các quỹ cho vay cơ sở hạ tầng hay thâu tóm các khoản vay nợ từ ngân hàng thông qua một thị trường trung gian.

Theo số liệu ước tính, khoảng 20% các khoản vay cho các dự án tài chính trong năm 2012 đến từ các nguồn thay thế và những tổ chức đầu tư khác nhau. Biểu đồ dưới đây cho thấy rằng các công ty bảo hiểm chiếm khoảng 7% tổng mức cho vay đầu tư vào các dự án, các quỹ hưu trí chiếm khoảng 3% trong khí cá nhà quản lý quỹ chiếm 8%.

Các nhà đầu tư và yêu cầu của chính phủ

Các nhà đầu tư khác nhau có những nhu cầu và hạn chế đầu tư cơ sở hạ tầng riêng biệt. Các nhà đầu tư trách nhiệm hữu hạn, như các công ty bảo hiểm hay quỹ hưu trí giới hạn lợi ích, đều có hứng thú đầu tư cơ sở hạ tầng bởi các dự án này thường có rủi ro thấp, lợi nhuận đi liền với tốc độ lạm phát, vì vậy rất phù hợp với đặc tính đầu tư và nợ dài hạn của họ. Như vậy, cá nhà đầu tư này có xu hướng quan tâm đến các dự án mua lại (brownfield) ở các thị trường phát triển, với số vốn đầu tư xác định. 

Đặc biệt, các công ty bảo hiểm còn hứng thú với các khoản nợ đầu tư cơ sở hạ tầng.  Một số quỹ hưu trí lại muốn đưa nguồn vốn vào các dự án đầu tư trực tiếp miễn các khoản lợi nhuận có thể bù đắp rủi ro. 

Tuy vậy, phần lớn các quỹ này không sẵn sàng đầu tư vào các dự án có nhiều nguy cơ về phía xây dựng, nguyên vật liệu hay không đảm bảo chất lượng kỹ thuật. Một số nhà đầu tư khác không ủng hộ các dự án đầu tư trực tiếp bới họ tin rằng lợi nhuận không thể bù đắp nổi các rủi ro tương ứng; bản chất xã hội của đầu tư cơ sở hạ tầng phản ánh một nhà đầu tư sau khi kiếm lợi nhuận từ dự án vẫn phải đối mặt với nhiều áp lực và các quy chế pháp lý bất lợi.

Các nhà đầu tư dựa trên tài sản như các quỹ tài sản có chủ quyền, các công ty gia đình có tiềm lực, có xu hướng đầu tư nhiều hơn trong suốt vòng đời của sản phẩm/ dự án. Theo một cuộc khảo sát tổ chức bởi Preqin, 97% các quỹ tài sản có chủ quyền lựa chọn đầu tư trực tiếp. Bên cạnh ảnh hưởng từ các nhà cung cấp vốn có thể làm hạn chế các quỹ đầu tư cơ sở hạ tầng, rủi ro trong các dự án đầu tư trực tiếp là không tránh khỏi. Ví dụ, Blacksone – một quỹ đầu tư tư nhân và quản lý tài sản tại Mỹ đang đóng vai trò chủ chốt trong công trình xây dựng một nhà máy thủy điện Bujagali ở Uganda. Ngược lại, chính phủ có xu hướng tập trung vào các dự án đầu tư trực tiếp, đặc biệt là các công trình liên quan đến cộng đồng, giúp tạo thêm nhiều việc làm, thúc đẩy xã hội phát triển… 

 Thêm vào đó, tại các thị trường mới nổi với quỹ đạo tăng trưởng nhanh, nhu cầu các dự án đầu tư trực tiếp đang trên mức vốn hiện có tại thị trường trái phiếu, việc thu hút vốn cho các dự án này đang là ưu tiên đặt lên hàng đầu.

Tuy vậy, cơ hội vẫn thực sự tồn tại. Mặc dù các xu hướng đầu tư trên đang dần trở nên phổ biến hơn trong xã hội, mỗi dự án vẫn tồn tại các phương án tiếp cận riêng biệt. Ví dụ, trong khi các quỹ hưu trí muốn đầu tư vào dự án đầu tư trực tiếp, đi kèm với rủi ro cao là mức lợi nhuận hấp dẫn, một số nhà đầu tư khác chỉ đồng ý tham gia nếu có thêm các văn bản đảm bảo mức độ rủi ro là hợp lý và dưới mức cho phép. Bên cạnh việc cân nhắc mối quan hệ tương quan giữa lợi nhuân và rủi ro, các cơ quan nhà nước cần thiết lập một cơ chế quản lý thông thoáng, ổn định, chắc chắn, giúp thu hút đầu tư khu vực tư nhân vào đa dạng các dự án. 

Thảo Phương

huongnt

World Economic Forum

Trở lên trên