Bằng cách này Trung Quốc và Ấn Độ đang thay đổi luật chơi trên thị trường dầu mỏ
Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều đang tận dụng quy mô của mình để lấy được những hợp đồng có lợi, và các nhà cung cấp đang cạnh tranh dữ dội để đáp ứng nhu cầu của hai ông lớn này trong bối cảnh thừa cung dầu.
- 22-03-2016Điều tồi tệ nhất với giá dầu đã qua?
- 19-03-2016Các “ông lớn” dầu mỏ phải “thắt lưng buộc bụng” vì giá dầu
- 17-03-201630 năm qua dầu đã lao dốc tới 4 lần và đây là cách giá dầu hồi phục trong quá khứ
Trước những biến động lớn trên thị trường năng lượng toàn cầu do cuộc khủng hoảng giá dầu đem lại, hai đầu tàu tăng trưởng của Châu Á, Trung Quốc và Ấn Độ đang tận dụng tình hình để viết lại luật chơi của ngành kinh doanh lâu đời này.
Lực cầu dầu thô của Trung Quốc và Ấn Độ đã tăng trưởng phi mã trong 25 năm qua. Tổng cộng, hai nước này tiêu thụ 16% sản lượng dầu của thế giới, đứng thứ hai chỉ sau Mỹ với 20%. Các chuyên gia dự đoán rằng đến năm 2040, hai nền kinh tế đang phát triển này sẽ tăng gấp đôi lượng tiêu thụ lên 30%. Đây là những con số làm thay đổi luật chơi, khiến các nước sản xuất dầu lớn phải tìm cách gia tăng thị phần ở hai nước này.
Đáng chú ý nhất, những tuyến đường vận tải mới đang được thiết lập và các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ đang dần từ bỏ các hợp đồng dài hạn với các nước Trung Đông để chuyển sang hợp đồng giao ngay với các nước Châu Phi.
Vào đầu thập kỷ hiện nay, Nga cung cấp khoảng 7% tổng lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc, so với 20% của Ả Rập Xê-út. Tuy nhiên, Nga đã soán ngôi của Ả Rập Xê-út với tư cách là nhà cung cấp lớn nhất của Trung Quốc 4 lần trong năm 2015. Đây là điều đáng ngạc nhiên vì Ả Rập Xê-út mới chỉ mất ngôi vị này sáu lần trong suốt 5 năm trước đó.
Michael Trần, chiến lược gia về hàng hóa của RBC Capital Markets cho biết, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dầu của Ả Rập Xê-út sang Trung Quốc bị đã bị 7 nước vượt mặt trong 5 năm qua.
“Trong khi đó, Ả Rập Xê-út cũng đang đánh mất vị thế độc tỏn của mình do giá bán ở Châu Á của nước này chưa đủ hấp dẫn”, Gao Jian, chuyên gia phân tích của SCI International, công ty tư vấn năng lượng ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc cho biết.
Chưa dừng ở đó, Nigeria đã vượt qua Ả Rập Xê-út để trở thành nhà cung cấp dầu lớn nhất cho Ấn Độ trong năm 2015. Do chênh lệch giá giữa dầu thô của Nigeria và dầu Brent đã thu hẹp lại, các nhà máy lọc dầu lớn của Ấn Độ như Reliance đã tận dụng cơ hội này để thu mua lượng lớn dầu chất lượng cao của Nigeria với giá thấp hơn trước.
Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều đang tận dụng quy mô của mình để lấy được những hợp đồng có lợi, và các nhà cung cấp đang cạnh tranh dữ dội để đáp ứng nhu cầu của hai ông lớn này trong bối cảnh thừa cung dầu.
Ấn Độ nhập khẩu khoảng 80% lượng dầu cần sử dụng và dưới chính quyền của Thủ tướng Narendra Modi, Ấn Độ đang tìm cách tự chủ về an ninh năng lượng. “Nếu chúng ta muốn tự chủ về an ninh năng lượng, chúng ta phải tìm mua các công ty sản xuất dầu ở nước ngoài”, Sudhir Vasudeva, cựu chủ tịch kiêm CEO của công ty khai thác dầu quốc doanh của Ấn Độ, ONGC cho biết. Chủ trương này đã đưa Ấn Độ tới vùng Siberia lạnh giá của Nga. Ở đây, ba công ty của Ấn Độ đã mua 29,9% cổ phần ở Taas-Yuriakh Neftegazodobycha và 23,9% cổ phần ở Vankorneft, những công ty sản xuất dầu lớn của Nga.
Hiện nay, dầu khai thác từ Siberia thường được cung cấp cho các vùng lân cận. Tuy nhiên, Ấn Độ sẽ có thể vận chuyển chúng về các nhà máy lọc dầu trong nước của mình và bán trên thị trường mờ hoặc dùng để trao đổi với các loại dầu bán ở nơi khác.
“Thị trường dầu mỏ ở Châu Á đang trong thời kỳ bận rộn”, Owain Johnson, CEO của Sàn Giao dịch Hàng hóa Dubai nhận định.
“Các công ty dầu Trung Quốc đã trở thành tay chơi chính trên thị trường mua bán dầu mỏ”, Oystein Berentsen, CEO của Strong Petroleum nói. Ông cho biết Trung Quốc muốn dầu giao tương lai ở Thượng Hải có tiếng nói lớn hơn trong việc định hình giá dầu thế giới.
Cả Trung Quốc và Ấn Độ đang tận dụng sự lao dốc của giá dầu và tình trạng thừa cung hiện tại theo hướng có lợi cho mình. Các quan hệ hợp tác mới đang được thiết lập và làm suy yếu quyền lực của các nước xuất khẩu dầu truyền thống. Mỗi cuộc khủng hoảng đều đem đến sự thay đổi, và cuộc khủng hoảng hiện tại đang chuyển quyền lực từ tay nước cung cấp sang nước tiêu thụ dầu.