Các đợt IPO ở châu Á hai tháng cuối năm có thể thu về 17 tỷ USD
Khi nền kinh tế thế giới thích nghi dần với việc kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, một nhóm doanh nghiệp gồm nhiều ngân hàng châu Á, đang “bận rộn” xử lý một danh sách các doanh nghiệp cần lên sàn giao dịch chứng khoán do nhu cầu huy động vốn.
- 04-11-2015Cổ phiếu Japan Post tăng 17% sau vụ IPO lớn nhất thế giới năm 2015
- 03-11-2015Những con số nghìn tỷ về vụ IPO thế kỷ của Nhật Bản
- 30-10-20157 điều cần biết về vụ IPO lớn nhất thế giới năm 2015
- 22-09-2015Thương vụ IPO lịch sử có thể giúp Nhật Bản hồi sinh
Khi nền kinh tế thế giới thích nghi dần với việc kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, một nhóm doanh nghiệp gồm nhiều ngân hàng châu Á, đang “bận rộn” xử lý một danh sách các doanh nghiệp cần lên sàn giao dịch chứng khoán do nhu cầu huy động vốn.
Tốc độ các đợt giao dịch chào bán cổ phiếu lần đầu đến công chúng (IPO) đang tăng lên nhanh chóng, dù giá trị của các đợt IPO có thể giảm thấp hơn trước.
Dự kiến, các đợt IPO trong hai tháng cuối năm nay ở châu Á sẽ thu về số tiền ước đạt 17 tỷ USD, gấp gần hai lần các đợt IPO tại Hong Kong sau khi số liệu kinh tế quý 3 vừa qua cho thấy kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng chậm lại.
Thương vụ IPO kỷ lục 11,5 tỷ USD của Tập đoàn Bưu chính Nhật Bản (Japan Post Holdings) mới đây có thể nâng tổng giá trị các đợt IPO trong quý 4 ở châu Á lên 36 tỷ USD và trở thành quý có giá trị cao nhất kể từ sau các đợt IPO trong quý 4/2010 với tổng giá trị kỷ lục hơn 76 tỷ USD.
Các đợt bảo lãnh phát hành IPO và các thương vụ mua bán cổ phần khác chiếm khoảng 20% nguồn thu của các ngân hàng đầu tư châu Á so với mức 20% tại Mỹ và 19% tại châu Âu và đóng góp một phần quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng này.
Các ngân hàng châu Á cho rằng giá trị các đợt IPO trong đầu năm 2016 sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp, ngay cả đối với các công ty có triển vọng tăng trưởng ổn định. Đây được xem như là hệ quả tác động thực tế từ sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc.
Vietnam+