MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Các nước phát triển sẽ sụp đổ nếu khủng hoảng lặp lại?

24-06-2015 - 11:42 AM | Tài chính quốc tế

Chính phủ các quốc gia thịnh vượng sẽ không có khả năng ứng phó trước sự tấn công của các cuộc khủng hoảng tiếp theo

Trong suốt các cuộc khủng hoảng tài chính, khi nền kinh tế toàn cầu đối diện với các thách thức lớn nhất kể từ năm 1930, các nhà hoạch định chính sách đều phải vào cuộc. Để kích thích nền kinh tế, các ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất trong khi các chính trị gia chi tiêu hoang toàng. Kết quả là, cuộc suy thoái kinh tế mặc dù xấu, nhưng còn đỡ nghiêm trọng hơn thời kỳ Đại suy thoái.

Tuy nhiên, thật không may, các phản ứng tức thời trên dường như khiến "kho vũ khí" của nền kinh tế quốc gia cạn kiệt. Đến 7 năm sau vẫn cạn kiệt. Lãi suất cơ bản của ngân hàng trung ương dao động ở mức 0, nợ và thâm hụt ngân sách của chính phủ tăng vọt. Nếu như khủng hoảng lại xảy ra (mà xác suất là khá lớn), các nước giàu có sẽ không được trang bị đầy đủ để chống đỡ.

Vậy họ có thể chống đỡ được đến đâu? Để so sánh, tờ Economist đã tạo ra một thước đo tổng hợp giữa nợ, thâm hụt ngân sách và lãi suất, vũ khí mà các nhà hoạch định chính sách thường dùng để xua đi các mối đe dọa. Mặc dù mới chỉ ở giai đoạn sơ khai, các phân tích chỉ ra một kết quả đáng buồn. Một vài nền kinh tế có thể dựng lên phòng tuyến mạnh mẽ chống lại cú sốcmới, nhưng gần như tất cả các thành lũy kinh tế đều rất dễ bị tấn công.

Đối với lãi suất, chúng ta gán giá trị 100 – tức là mức linh hoạt lớn nhất – cho tỷ lệ 10% hoặc cao hơn. Lãi suất của Cục dự trữ liên bang chỉ trên 9% (hay 90 theo thước đo của The Economist) trước cuộc khủng hoảng vào đầu  những năm 1990, và chỉ trên 6% (60) trước cuộc khủng hoảng năm 2001. Hiện tại con số này giảm xuống còn 0.125% (chỉ chưa đến 1 điểm). Vào đầu năm 2007, lãi suất trung bình của ngân hàng trung ương ở các nước trong xếp hạng của chúng ta chỉ dưới 4% - tương đối thấp trong tiêu chuẩn lịch sử. Con số trung bình ở các nước giàu hiện nay rơi vào 0,3%.

Mặc dù một vài ngân hàng trung ương ở châu Âu đang trải nghiệm lãi suất âm, không ngân hàng nào dám đi xa hơn tới vùng tiêu cực. Nói cách khác, tỷ lệ 0% (0 điểm) khiến các ngân hàng trung ương có rất ít thậm chí không có lối thoát trong chính sách tiền tệ. Mặc dù vậy, họ vẫn có thể tiệm cận mức này trong thời gian tới. Giá tương lai chỉ ra rằng lãi suất chính của FED sẽ dao động trong khoảng 2% vào đầu năm 2018. Theo dự đoán, ngân hàng Anh sẽ có lãi suất khoảng 1,5%, trong khi châu Âu và Nhật Bản ở mức gần 0.

Tuy vậy, các ngân hàng trung ương sẽ không đơn độc trong cuộc chiến chống lại cú shock tiếp theo. Chính phủ sẽ cố giúp đỡ bằng cách tăng chi tiêu vào các hạng mục như trợ cấp thất nghiệp và cơ sở hạ tầng, như cách họ đã làm trong suốt các cuộc khủng hoảng kinh tế. Nhưng các nước không thể hoàn toàn dựa vào cách đơn giản là đi vay càng nhiều càng tốt. Ireland đã bị các chủ nợ tư nhân bỏ rơi trong khi nỗ lực giải cứu ngân hàng  đang đi xuống đẩy thâm hụt ngân sách lên tới 32% GDP trong năm 2010, khiến họ phải tìm kiếm gói cứu trợ từ Liên minh châu Âu. Ngoại trừ Ireland, không có bất kì quốc gia thịnh vượng nào có mức thâm hụt ngân sách lớn hơn 16% GDP cho dù khủng hoảng nghiêm trọng đến đâu.

Do vậy, trong bảng xếp hạng khả năng ứng phó của The Economist, các nước sẽ được điểm 100 nếu họ có thặng dư ngân sách 5% hoặc hơn, và 0 cho thâm hụt 15% hoặc hơn. Hầu hết chúng ta thấy sự phát triển mạnh trong thang đo này kể từ ngày đen tối nhất của cuộc khủng hoảng, nhờ thu nhập tăng lên từ phát triển kinh tế và các chính sách thắt lưng buộc bụng. Thâm hụt ngân sách trung bình trong năm nay được dự báo giảm xuống còn từ mức gần 6% của năm 2010 xuống còn 2% GDP. Tuy nhiên, trước cuộc khủng hoảng, trung bình các quốc gia trong phân tích này đều có thặng dư ngân sách nhỏ.

Ngọn núi nợ công tích lũy từ năm 2007 là một hạn chế hơn nữa. Trong nghiên cứu được công bố gần đây, các chuyên gia kinh tế ở IMF cập nhật ước tính mới nhất về "dư địa tài khóa" có sẵn cho các chính phủ. Chúng ta mặc định điểm 100 cho các quốc gia mà theo tính toán của IMF có thể vay hơn 250% GDP hoặc hơn, và điểm 0 cho các quốc gia như Ai cập, Italy. Hầu hết tất cả các nước đều kém linh hoạt hơn so với năm 2007.

Sự kết hợp 3 thước đo trên vẽ nên một bức tranh đáng lo ngại. NaUy, Hàn Quốc và Australia dẫn đầu: tất cả đều giữ lãi suất ở mức 0 và có khối lượng nợ thấp. Tuy nhiên, tính trung bình, khả năng ứng phó của các quốc gia giảm xuống khoảng 1/3 kể từ năm 2007.

Những ước tính này, mặc dù mang tính định hướng, nhưng không trả lời được câu hỏi rằng nước nào đã cạn kiệt sức mạnh kinh tế. Lấy Nhật Bản, quốc gia bị hạn chế nhất trong bảng xếp hạng làm ví dụ. IMF cho rằng Nhật Bản không có dư địa tài khóa trong năm 2007, khi tỷ lệ nợ trên GDP của họ ở mức 183% và họ vẫn phải tiếp tục vay thêm rất nhiều kể từ đó. Italy đã cạn kiệt dư địa tài khóa trong suốt cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên chi phí đi vay của họ tăng lên mức báo động vào năm 2011 và chỉ thực sự bắt đầu giảm vào năm 2012, sau khi các nhà đầu tư bị thuyết phục rằng Ngân hàng Trung Ương châu Âu sẽ mua lại các khoản nợ của Italy nếu cần thiết. Hạn mức nợ  dường như không ràng buộc khi nền kinh tế có vị thế tài chính bên ngoài mạnh mẽ hay khi ngân hàng trung ương có thể tính toán để bị mua sạch nợ sau cơn nghèo khó. Sự miễn cưỡng của ECB trong việc cho chính phủ các quốc gia khu vực châu Âu vay mượn có thể giải thích tại sao các nước eurozone lại nặng nợ hơn.

Tuy nhiên, ngay cả ECB cũng đang thử thách giới hạn của dư địa tài khóa. Sau khi chính sách lãi suất giảm dần đến 0 trước khủng hoảng, ngân hàng trung ương in tiền để mua trái phiếu trong nỗ lực kích thích kinh tế theo chính sách được biết đến là nới lỏng định lượng (QE).

Khả năng thực hiện QE của ngân hàng trung ương trên lý thuyết là có giới hạn: họ có thể một lượng trái phiếu khổng lồ. Với kinh nghiệm từ Nhật Bản, nơi mà ngân hàng trung ương giờ chỉ sở hữu 30% nợ công, cho thấy thị trường sẽ phải chịu đựng QE nhiều hơn những gì các nhà kinh tế nghĩ. Khả năng ứng phó dường như sẽ tăng cùng với sự sẵn sàng in tiền của ngân hàng trung ương.

Phương Anh

Economist

Trở lên trên