Châu Âu đã tiếp nhận đủ lượng người nhập cư?
Cuộc khủng hoảng người nhập cư này sẽ kéo theo nhiều ảnh hưởng về mặt chính trị, kinh tế, nhân khẩu học và cả cuộc sống của người dân quốc gia sở tại.
- 06-09-2015Dân Áo mang giường, thức ăn, nước...đón người nhập cư
- 16-04-2014Dòng người nhập cư từ Ukraine vào Nga đang tăng mạnh
- 14-04-2014Hãy mở cửa cho người nhập cư
Sau một loạt các sự cố leo thang, cuộc khủng hoảng người tị nạn mà châu Âu phải đối mặt hiện nay được mô tả là tồi tệ nhất kể từ Thế chiến II.
Theo thống kê của Cục Biên giới châu Âu, lượng người nhập cư trái phép vào châu Âu qua đường biển Balkan, Hy Lạp đã tăng gấp 10 lần.
Để ngăn chặn làn sóng người nhập cư ồ ạt vào lãnh thổ quốc gia, Hungary đã xây dựng một hàng rào dài 175 km dọc biên giới với Serbia.
Tại sao người nhập cư đổ xô tới châu Âu bất kể những mối nguy hiểm tới tính mạng dọc đường đi?
Châu Âu trở thành "miền đất hứa" của hàng trăm nghìn tị nạn từ những nơi chìm trong bạo lực và nghèo đói Trung Đông và châu Phi bởi viễn cảnh một cuộc sống sung túc hơn, an toàn hơn. Vì thế dù những rủi ro phải trả bằng chính mạng sống của mình thì những người này vẫn bất chấp vì “thiên đường” gần tới vậy. Họ muốn đổi đời.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng người nhập cư này sẽ kéo theo nhiều ảnh hưởng về mặt chính trị, kinh tế, nhân khẩu học và cả cuộc sống của người dân quốc gia sở tại. Sau một loạt các sự cố leo thang, cuộc khủng hoảng người tị nạn mà châu Âu phải đối mặt hiện nay được mô tả là tồi tệ nhất kể từ Thế chiến II.
Thực tế cho thấy, châu Âu vẫn đang “đau đầu” để giải quyết bài toán nhập cư và bài toán này khiến cho nhiều quốc gia trong khối bất hòa.
Thủ tướng Hungary Orban đã khiến cuộc tranh cãi trở nên gay gắt hơn khi tuyên bố “Chúng tôi tin rằng, tất cả các nước có quyền quyết định liệu họ có muốn sống cùng những cộng đồng Hồi giáo đông đảo như vậy không. Nếu câu trả lời là có thì họ có thể sống chung nhưng chúng tôi không muốn điều đó”, ông Orban nói.
Trong khi đó, nhiều quốc gia khác đã mở cửa cho người tị nạn từ Trung Đông và châu Phi. Đức đã tiếp nhận hơn 40.000 người tị nạn vào năm 2014. Còn ở Thụy Điển, cứ 100 nghìn dân thì có tới 300 người nhập cư.
Liệu châu Âu đã tiếp nhận đủ người nhập cư?
Sau khi chứng kiến những cái chết thương tâm của những em bé Syria, đã đến lúc các quốc gia châu Âu cần ngồi vào vòng đàm phán để giải quyết cái “gốc” của vấn đề đó là mang lại hòa bình và ổn định cho khu vực Trung Đông. Bởi tới một lúc nào đó châu Âu sẽ “quá tải” người nhập cư và để tránh việc người nhập cư bất chấp mạng sống của bản thân và gia đình, chỉ có cách bỏ tư tưởng tìm miền đất hứa trong họ.
Trí Thức Trẻ/Cafebiz