Chứng khoán trầm lắng vì dữ liệu kinh tế
Các nhà đầu tư phố Wall có vẻ thận trọng sau khi dữ liệu về tiêu dùng được đưa ra.
- 28-03-2016Trung Quốc cho dùng quỹ hưu trí đầu tư chứng khoán
- 28-03-2016"Sợi dây nguy hiểm" liên kết giá dầu và thị trường chứng khoán
- 22-03-2016Fed đang ghìm giá USD và đó là tin tốt cho chứng khoán
Kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua, chỉ số Dow Jones tăng 16,66 điểm, tương đương với 0,11%, đứng ở mức 17.535,39 điểm. Chỉ số S&P500 tăng 1,11 điểm, tương đương với 0,05%, đóng cửa ở mức 2.037,05 điểm. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq Composite giảm 6,72 điểm, tương đương với 0,14%, đóng cửa ở mức 4.766,79 điểm.
Ông John Williams, chủ tịch Fed San Francisco bày tỏ đôi chút lo ngại về việc lãi suất tại Mỹ khó mà quay về mức bình thường trong điều kiện hiện nay. Vấn đề nằm ở môi trường kinh tế- tài chính toàn cầu, không rõ thế giới sẽ đi về đâu và ảnh hưởng thế nào đến đồng USD cũng như kinh tế Mỹ. Ông cũng cho rằng, tỷ lệ lạm phát sẽ quay về mức 2%.
Theo dữ liệu được công bố, chi tiêu của Mỹ tăng 0,1% trong tháng 2. Thu nhập cá nhân cũng tăng 0,2%. Ngoại trừ nhóm hàng thực phẩm và năng lượng, giá cả các mặt hàng khác đều tăng 0,1% trong tháng 2, sau khi đã tăng 0,3% trong tháng 1.
Trước đó, hôm thứ sáu, Mỹ đã công bố dữ liệu kinh tế quý IV/2015. Theo đó, GDP tăng cao hơn dự kiến nhưng lợi nhuận các doanh nghiệp lại giảm.
Ngân hàng Barclays dự báo, GDP của Mỹ trong quý 1/2016 giảm 0,9% còn theo Goldman Sachs, GDP sẽ giảm đến 1,7%.
Sau 6 phiên liên tiếp, đồng USD lại giảm giá. 1 EUR đổi được 1,12 USD và 1 USD đổi được 113,42 yên Nhật.
Trong khi đó, giá dầu lại giảm. Giá dầu WTI ở mức 39,37 USD/thùng còn dầu thô biển Brent là 40,27 USD/thùng.
Chứng khoán châu Âu vẫn đóng cửa. Phần lớn chứng khoán châu Á giảm. Chỉ số CSI 300 của Trung Quốc giảm 0,88%. Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia giảm 1,13%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 0,06%.
CNBC/International Business Times