MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Có nên tin vào số liệu GDP của Trung Quốc?

15-07-2015 - 19:10 PM | Tài chính quốc tế

Trung Quốc đã có lịch sử “bóp méo” các số liệu về tăng trưởng kinh tế. Thậm chí đã có quan chức Trung Quốc khẳng định số liệu GDP là “do con người tạo ra và do đó không đáng tin cậy”.

Có vẻ như các số liệu mà Trung Quốc vừa công bố là quá hoàn hảo để có thể trở thành hiện thực. Chính phủ nước này đặt mục tiêu tăng trưởng 7% trong năm 2014. Hai quý đầu năm, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng đúng 7%, bất chấp những bằng chứng rõ nét về thể trạng yếu kém của ngành công nghiệp. Điều này khiến nhiều người hoài nghi về độ chính xác của các con số.

Trung Quốc đã có lịch sử “bóp méo” các số liệu về tăng trưởng kinh tế. Thậm chí đã có quan chức Trung Quốc khẳng định số liệu GDP là “do con người tạo ra và do đó không đáng tin cậy”.

Nổi tiếng nhất là vụ việc năm 1998, sau khủng hoảng tài chính châu Á. Khi đó rất nhiều nền kinh tế ở châu Á đã rơi vào tình trạng suy thoái, nhưng Trung Quốc lại ghi nhận mức tăng trưởng lên đến 7,8%. Sau khi xem xét các chỉ số khác, nhiều chuyên gia kinh tế đưa ra kết luận thực tế tăng trưởng chỉ ở mức 5%.

Đôi lúc số liệu lại bị bóp méo theo chiều ngược lại. Đầu những năm 2000, khi Trung Quốc công bố mức tăng trưởng 8-9%, một số thừa nhận rằng thực ra nước này tăng trưởng tới gần 10%. Tại sao Trung Quốc lại phải giảm con số xuống? Có thể các nhà thống kê đã bỏ lỡ một số phần quan trọng của nền kinh tế, nhưng một số người cho rằng Trung Quốc muốn hạn chế thái độ giận dữ đối với hoạt động xuất khẩu của nước này.

Vì nền kinh tế Trung Quốc ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn đối với kinh tế thế giới, các số liệu cũng được chú ý nhiều hơn. Do đó Trung Quốc sẽ khó có thể “nhào nặn” số liệu GDP như trước kia. Tuy nhiên, trong quý I những nghi ngờ đã nổi lên. Sản lượng công nghiệp tăng trưởng yếu nhất kể từ khủng hoảng tài chính, đồng thời thị trường bất động sản vốn là trụ cột của nền kinh tế cũng suy sụp. Tuy nhiên Trung Quốc vẫn ghi nhận mức tăng trưởng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Giới phân tích cho rằng Trung Quốc chỉ tăng trưởng 5,8% mà thôi.

Cách duy nhất để đạt được mức tăng trưởng GDP cao đến vậy là phải có chỉ số giảm phát GDP ở mức -1,1%, tức là nền kinh tế giảm phát trên diện rộng. Theo Chang Liu và Mark Williams, các chuyên gia kinh tế đến từ Capital Economics, nếu chỉ số giảm phát GDP được tính chính xác, tăng trưởng GDP quý I của Trung Quốc sẽ giảm 1 – 2 điểm phần trăm.

Số liệu vừa được công bố hôm nay tỏ ra đáng tin cậy hơn. Theo danh nghĩa, tăng trưởng hồi phục mạnh từ mức 5,8% trong quý I lên 7,1% trong quý II. Chỉ số giảm phát GDP giảm từ -1,1% xuống còn -0,1%. Con số này là hợp lý với chỉ số giá tiêu dùng tăng lên và chỉ số giá sản xuất giảm xuống.

Thêm vào đó, trong quý II những động lực tăng trưởng đã trở nên rõ ràng hơn so với quý I. Mặc dù đầu tư tiếp tục chậm lại, ngành dịch vụ lại tăng tốc. Ngành công nghiệp tăng trưởng 6,1% so với năm ngoái, so với mức 6,4% của quý I. Ngược lại, tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ tăng từ mức 7,9% lên 8,4%. Điều này hoàn toàn hợp lý vì giờ đây ngành dịch vụ đã chiếm tỷ trọng lớn hơn ngành công nghiệp. Ngành dịch vụ tài chính chắc chắn được hưởng lợi từ sự kiện thị trường chứng khoán tăng nóng. Và, cần phải lưu ý một điểm: các nhà thống kê của Trung Quốc không thể “chế” ra số liệu về ngành dịch vụ tài chính.

Thu Hương

Economist

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên