Công việc này sẽ kiếm bộn tiền từ chính phủ các nước đang chịu hạn hán và ô nhiễm
Bất chấp những khó khăn và tỷ lệ rủi ro cao, ngành tạo mưa đang thực sự ăn nên làm ra trong thời kỳ hiện tượng El Nino ngày càng nghiêm trọng.
Nghề tạo mưa đã ra đời từ cách đây... 70 năm
Nghề tạo mưa được nhà hóa học Vincent Schaefer phát minh ra vào năm 1946 khi đang làm một thí nghiệm cho hãng General Electric.
Giới truyền thông thời đó đã dự đoán rằng công nghệ tạo mây mới sẽ tạo nên một cuộc cách mạng khi có thể dập tắt các đám cháy rừng lớn hoặc tạo ra những bông tuyết nhân tạo trên diện rộng cho dịp Giáng Sinh.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng công nghệ này sẽ “đánh cắp” lượng nước hay đám mây của vùng đáng ra nhận được mưa tự nhiên cho các khu vực khác, qua đó ảnh hưởng đến môi trường, khí hậu và thời tiết.
Dẫu vậy, những lập luận này đã bị chứng thực là vô căn cứ khi nghiên cứu cho thấy các đám mây chỉ mất một phần lượng nước khi mưa và sẽ nhanh chóng hấp thu hơi nước để bù đắp lượng ẩm đã mất.
Vì vậy, dù các nhà tạo mưa có cố gắng thế nào thì họ chỉ có thể làm mất một phần lượng ẩm trong đám mây và khó có thể ảnh hưởng đến môi trường của vùng khác.
Chuyên gia Dan Breed của NCAR nhận định việc đưa thêm những hạt muối siêu mịn vào đám mây sẽ tạo ra mưa, nhưng câu hỏi đặt ra là thêm bao nhiêu thì đủ và thêm như thế nào.
Công việc này cũng khó như dự báo thời tiết vì các nhân viên không thể chắc chắn 100% trời sẽ mưa sau khi rải muối. Thêm nữa, mỗi một đám mây có số liệu đều khác nhau nên sẽ rất khó cho các nhân viên dự đoán chính xác nên thả muối ở vị trí nào.
Các chính phủ vào cuộc
Bất chấp những khó khăn và tỷ lệ rủi ro cao, ngành tạo mưa đang thực sự ăn nên làm ra trong thời kỳ hiện tượng El Nino ngày càng nghiêm trọng.
Số quốc gia sử dụng công nghệ này đã tăng từ 42 nước năm 2011 lên 52 năm 2015. Riêng tại Mỹ, trong năm 2014 đã có khoảng 55 dự án tạo mưa trên các vùng lãnh thổ.
Thậm chí, một công ty tại Châu Âu còn ra mắt dịch vụ điều chỉnh thời tiết với giá thấp nhất là 150.000 USD nhằm đảm bảo cho các dịp lễ hội, như lễ cưới hay nghi lễ quốc gia có được thời tiết đẹp.
Công ty Weather Modification của ông Sweeney mỗi năm có doanh thu khoảng 20 triệu USD và dự kiến con số này sẽ tăng gấp đôi trong năm 2016 khi hãng đang đàm phán với hàng loạt các quốc gia tại Châu Á, Trung Đông và Châu Phi.
Bên cạnh đó, hầu hết các tính toàn của những nhà nghiên cứu là trên lý thuyết nên xác suất chưa đến 100% tạo mưa chỉ mang tính tương đối. Hầu hết những dự án tạo mưa cho đến nay đều thành công và chi phí cho việc tạo mưa này thấp hơn nhiều so với số tiền bỏ ra để đối phó và khắc phục nạn hạn hán.
Chính phủ Maharashtra đã phải tiêu tốn 750 triệu USD để khắc phục những tác động của hạn hán trong 3 năm vừa qua.
Chủ tịch Neil Brackin của Weather Modification cũng cho biết việc tạo mưa giống như chữa bệnh hiểm nghèo, dù xác suất chữa khỏi không đủ 100% nhưng bệnh nhân vẫn sẽ chấp nhận uống thuốc.
Lắp đặt ông phóng Sodium Chloride
Nghề tạo mưa không phải cây đũa thần
Đối với nhiều cùng nông nghiệp, mưa và nguồn nước quan trong còn hơn cả mạng sống. Với tình trạng thay đổi khí hậu hiện nay, trông chờ vào mưa tự nhiên đang ngày càng rủi ro.
Dẫu vậy, CEO Sweeney cho rằng nghề tạo mưa nên được coi là một phương pháp đối phó hạn hán trong dài hạn hơn là một giải pháp tình thế. Nguyên nhân rất đơn giản, đôi khi một vùng không có mưa và dù họ thuê tất cả những công ty tạo mưa trên thế giới cũng chưa chắc tạo được mưa bởi đây là một giải pháp mang tính xác suất.
Rõ ràng, nghề tạo mưa này cần phải được kết hợp với những động thái đối phó hạn hán khác, chứ không phải là cây đũa thần có thể giải quyết tình trạng thiếu nước bất kỳ lúc nào và bất kỳ nơi đâu.
Thêm vào đó, sự cạnh tranh trong ngành tạo mưa có thể sẽ vô cùng khốc liệt khi chính phủ cũng tham gia vào đó.
Hiện có khoảng 34 công ty tư nhân trên thế giới đang kinh doanh trong mảng này, nhưng đối thủ lớn nhất của họ có lẽ là chính quyền Bắc Kinh.
Chính phủ Trung Quốc đã chi hàng trăm triệu USD mỗi năm để tạo các đám mây nhân tạo qua đó thúc đẩy mưa hoặc để làm sạch không khí ô nhiễm ở 22 tỉnh của quốc gia này.
Trung Quốc hiện chưa cho phép các công ty tư nhân tham gia vào mảng kinh doanh này nhưng những công ty như của ông Sweeney vẫn đang tìm cách thâm nhập thị trường. Năm 2014, hãng Weather Modification đã bán chiếc máy bay tạo mưa đầu tiên cho chính quyền Bắc Kinh.
Chính phủ Thái Lan cũng có Cục Khí tượng Hoàng gia (BRR) với hàng trăm nhân viên đã được công ty Weather Modification đào tạo. Tuy nhiên cơ quan này vẫn sử dụng những công nghệ lạc hậu, như phóng muối siêu mịn từ khoang chứa trên bụng máy bay, khiến hiệu suất và xác suất tạo mưa giảm đáng kể.
Trong khi đó, chính phủ Argentina cũng xây dựng chương trình tạo mưa hợp tác với hãng Weather Modification, nhưng chính quyền Buenos Aires lại cắt giảm chi phí đầu tư của dự án và khiến 2 phi công thiệt mạng trong một vụ thả muối siêu mịn. Ngay sau đó, dự án tạo mưa này bị đình chỉ vô thời hạn.
Ông Sweeney nói rằng rất nhiều chương trình tạo mưa trên thế giới đang bị quản lý yếu kém hoặc bị coi là giải pháp tình thế đối phó trong ngắn hạn.
“Một số dự án tạo mưa được xây dựng vì mục đích chính trị nhằm thể hiện rằng chính phủ đang giúp người nông dân, sau đó kinh phí của chương trình bị cắt giảm và những nghiên cứu khoa học không được đầu tư đúng mức. Điều này khiến ngành tạo mưa của chúng tôi bị mất hình ảnh và niềm tin”, ông Sweeney nói.
Trí thức trẻ/CafeBiz